Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
9
hội nhập kinh tế. Mặt khác, AEC cũng hướng tới
mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực
cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định. Theo đó,
khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính
sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở
hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế
khóa và thương mại điện tử. ASEAN cam kết thúc
đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc
ban hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm
bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và hiệu quả
kinh tế khu vực ngày càng cao... Từ đó tạo động lực
chính để AEC tiến đến cạnh tranh thành công trên
thị trường toàn cầu.
... Rộng mở đối với Việt Nam
Khi AEC đi vào hoạt động sẽ đón nhận cơ hội
từ một thị trường mở cửa ở mức độ cao, rộng lớn
và thống nhất cho các cơ sở sản xuất, người bán và
tiêu thụ sản phẩm. Thị trường dịch vụ sẽ mở ra cơ
hội lớn cho hơn 30% DN Việt Nam đang hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thâm nhập vào
10 nước trong Cộng đồng. Đặc biệt, trong thị trường
chung AEC có 12 ngành công nghiệp được ưu tiên
hội nhập gồm: Sản phẩm từ nông nghiệp, hàng
không (vận tải hàng không), ô tô, điện tử ASEAN,
thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may và may
mặc, du lịch, các sản phẩm gỗ và dịch vụ logistics
cũng như thực phẩm, nông lâm sản. Ngoài ra, DN
còn có thể tận dụng những hiệp định thương mại tự
do (FTA) mà ASEAN đã ký kết với Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand như ưu
đãi thuế quan 0%, cũng như Hiệp định đối tác toàn
diện khu vực (RCEP) sắp xây dựng.
Từ trước đến nay, DNViệt Nam chỉ bán sản phẩm
sang các nước Lào, Camphuchia, Myanmar... Khi
AEC ra đời, các sản phẩm của Việt Nam sẽ dễ dàng
vào thị trường các nước khó tính trong khối như:
Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonessia... Đây
cũng là cơ hội để DN Việt Nam tự đổi mới chính
mình, nâng cao về nguồn lực con người, nguồn lực
vốn, nguồn lực điều hành, quản trị của DN. Việt
Nam sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư
nước ngoài hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh
tế phát triển cao hơn như Singapore, Indonesia…
ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng
hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền
kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất
khẩu trong nhiều năm qua. So với năm 2002, thương
mại hai chiều Việt Nam – ASEAN năm 2014 đã tăng
khoảng 5 lần; chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa cả nước. Giai đoạn 2002-2014,
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt
Nam sang ASEAN đạt trên 28%/năm và nhập khẩu
đạt trên 27%/năm. Khi AEC được thành lập, các DN
Việt Nam có thể bán hàng sang ASEAN gần như
bán hàng trong nước với mức thuế suất lùi dần về
0%. Bên cạnh đó, các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ
tục thông quan sẽ đỡ rườm rà hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho DN.
Cơ hội lớn nhất mà Việt Nam có thể nhận được
sau khi AEC được hình thành chính là khả năng thu
hút đầu tư từ các nền kinh tế lớn và phát triển. Việc
xây dựng một ASEAN thống nhất sẽ giúp các nhà
đầu tư nhìn nhận ASEAN như một sân chơi chung,
một công xưởng chung với nguồn nhân lực có kỹ
năng và chi phí rẻ. AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải
thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải
quan, thủ tục hành chính tới việc tạo ra các ưu đãi
đầu tư. Thu hút đầu tư nhiều hơn đồng nghĩa với
quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và
tích cực hơn; góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm công nghiệp; tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam
phát triển công bằng với các quốc gia khác.
Một số thách thức đặt ra
Cùng với những thuận lợi lớn khi AEC ra đời,
nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều
thách thức trong cạnh tranh, Việt Nam đứng trước
sức ép rất lớn về cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế,
nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và năng lực
cạnh tranh, trong bối cảnh ASEAN nhảy vọt từ nấc
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) lên nấc
thang cao hơn là AEC.
So với một số nước trong khu vực, hiện nay thể
chế kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn chưa hoàn
thiện, đặc biệt trong chính sách thương mại quốc
tế. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó
với các rào cản kỹ thuật mà các đối tác thương mại
dựng nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Rào
cản phi thuế quan là trở ngại lớn vì đi đôi với xóa
bỏ hàng rào thuế quan, các nước sẽ tìm cách dựng
các rào cản phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước.
Ví dụ, một tỷ lệ cao của nguyên liệu đầu vào cho
ngành công nghiệp ô tô phải chịu các biện pháp phi
thương mại như thuế bổ sung và chi phí, cũng như
Khi AEC ra đời, các sản phẩm của Việt Nam
sẽ dễ dàng vào thị trường các nước khó tính
trong khối như: Singapore, Thái Lan, Malaysia,
Indonessia... Đây cũng là cơ hội để DN Việt
Nam tự đổi mới chínhmình, nâng cao về nguồn
lực con người, nguồn lực vốn, nguồn lực điều
hành, quản trị của DN.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...86
Powered by FlippingBook