Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
11
quan. Điều này đòi hỏi các ngành, các địa phương
phải có sự phối hợp đồng bộ, khắc phục sự thiếu
hụt về nguồn lực, năng lực để giải quyết các vấn đề.
Tính chất động trong tiếp cận hệ thống động đòi
hỏi Chính phủ cần tính tới yếu tố “thời thế” của bối
cảnh để thay đổi phương thức điều hành quốc gia
theo cách “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thứ hai,
huy động tốt hơn các nguồn lực từ xã
hội. Trong tính hệ thống của nó, hành chính công
Việt Nam cần đảm bảo tính nhất quán, tính trọng
tâm, trọng điểm, có ưu tiên và mang tính thích
ứng trong quá trình điều hành. Với hành chính
công, lòng dân và tín nhiệm sẽ không chỉ quyết
định sự thành bại của hành chính mà còn quyết
định sự tồn vong của một dân tộc. Vì vậy, Chính
phủ có thể thí điểm mời các nhà kinh doanh
thành đạt vào các vị trí hoạch định chính sách
trong các bộ, ngành để “thay máu” phần nào tính
quan liêu và khép kín của hệ thống hành chính
và tận dụng tinh thần sáng tạo, đổi mới của họ;
tổ chức luân chuyển cán bộ, công chức sang khu
vực kinh doanh (tư nhân), đồng thời, tham khảo
kinh nghiệm lãnh đạo DN tư nhân sang làm việc
các cơ quan hoạch định chính sách - có thời hạn,
có giới hạn địa chỉ, có nguyên tắc chặt chẽ. Trong
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cần bổ sung
nội dung phân tích chi phí- lợi ích của chính sách;
làm rõ hơn, làm chặt hơn các chế tài bồi thường
khi có sai phạm trong quản lý, điều hành, nhấn
mạnh bồi hoàn vật chất, tài chính cho nhân dân và
tổ chức (đây cũng là cách để tránh lạm quyền và
chống tham nhũng). Mặt khác, cần quản lý thực
thi tốt và nâng cao trách nhiệm giải trình; điều
chỉnh quy mô khu vực công, trong đó san sẻ trách
nhiệm cung ứng sang khu vực tư nhân gắn với
tăng cường năng lực cho khu vực tư nhân; đồng
thời, cần duy trì động lực và nhiệt huyết làm việc.
Thứ ba,
tăng cường hiệu quả của cung ứng đầu
vào cho sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là tăng cường
hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản
xuất và dịch vụ như giao thông vận tải, điện lực,
viễn thông, tài chính và ngân hàng để toàn bộ nền
kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi
phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Thứ tư,
nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DN. Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt là các DN
nhà nước/tư nhân hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu
tiên của AEC. Theo đó, cần tập trung cải tổ bộ máy
điều hành, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh
của các DN nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi và ưu đãi cho các DN tư nhân để có thể cạnh
tranh với các DN trong khối ASEAN.
Thứ năm,
tận dụng cơ hội trong 12 lĩnh vực ưu
tiên, tránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp với những
đối thủ mạnh nhất trong ASEAN mà nên tận dụng
cơ hội hợp tác kinh doanh, xây dựng liên minh chiến
lược để “vừa làm, vừa trưởng thành” trước khi hội
nhập thị trường toàn cầu. Nhìn rộng ra, các DN Việt
Nam cần có chiến lược xây dựng quan hệ đối tác với
các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới,
trên nguyên tắc yếu - mạnh bổ sung cho nhau, trước
hết trên 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Thứ sáu,
thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần có
một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) xuyên
ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát
triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch
an toàn giữa các thành viên và với thế giới. Các DN
cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không
nhỏ khi AEC có hiệu lực. Cạnh tranh về hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư sẽ gay gắt hơn; phải đối mặt với
các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu về
chất lượng hàng hóa cũng như các phương thức
kinh doanh ngày càng cao. Nếu không cạnh tranh
tốt, một số ngành, sản phẩm sẽ phải thu hẹp sản
xuất; thậm chí rút khỏi thị trường.
Thứ bảy,
liên kết để phát triển. Khi AEC thành
lập, dự báo sẽ có nhiều DN nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam, họ sẽ thâm nhập và “xén” bớt thị phần
nội địa của DN Việt. Muốn cạnh tranh đươc thì phải
nâng cao sức mạnh bằng việc liên kết với nhau, tăng
cường trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính phủ,
hiệp hội để kịp nắm bắt những thông tin, chính sách
đồng thời phản ánh những khó khăn trở ngại để các
cơ quan chức năng kịp thời có những điều chỉnh
phù hợp với thực tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2014: Những ràng buộc đối với tăng
trưởng của VEPR;
2. Tài liệu Hội thảo “Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN và một số gợi ý chính
sách đối với Việt Nam” – Ban Kinh tế Trung ương năm 2014;
3. Tài liệu Hội thảo “Phổ biến về AEC và các Hiệp định Thương mại tự do mà
Việt Nam tham gia” - Bộ Công Thương và Dự án EUMUTRAP;
4.
tapchitaichinh.
vn…
So với năm 2002, thương mại hai chiều Việt
Nam – ASEAN năm 2014 tăng khoảng 5 lần;
chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa cả nước. Giai đoạn 2002-2014,
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của
Việt Nam sang ASEAN đạt trên 28%/năm và
nhập khẩu đạt trên 27%/năm.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...86
Powered by FlippingBook