Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
15
thống nhất. Trong môi trường AEC, lĩnh vực thuế và
hải quan tiếp tục được cam kết nâng cao hơn nữa
nhằm tạo điều kiện đảm bảo tự do hóa thương mại
hàng hóa, tự do di chuyển vốn đầu tư và lao động
trong khối ASEAN. Các nội dung chính Việt Nam đã
thỏa thuận và cần thực hiện cũng như cần tìm cách
thức thực hiện hợp lý nhất để mang lại lợi ích quốc
gia trong môi trường AEC gồm các vấn đề cơ bản
là: Tiếp tục mở rộng danh mục cắt giảm thuế quan
để đến năm 2018 có 97,3% số dòng thuế nhập khẩu
của các nước trong khối được đưa về mức 0%; thống
nhất nguyên tắc áp dụng xuất xứ ASEAN để thực
hiện cam kết cắt giảm thuế quan; áp dụng hệ thống
tự động cấp giấy chứng nhận xuất xứ; áp dụng cơ
chế hải quan một cửa ASEAN không chỉ với dữ liệu
C/O điện tử mẫu D và tờ khai hải quan điện tử mà
với toàn bộ hồ sơ hải quan.
Để chủ động, tích cực và tham gia thành công
AEC với những nội dung chủ yếu nêu trên, trong
thời gian tới có nhiều việc phải làm nhằm hoàn thiện
chính sách thuế và hải quan, trong đó có những vấn
đề cơ bản sau đây:
Một là,
như đã nêu trên để thực hiện cam kết cắt
giảm thuế nhập khẩu với ASEAN, Bộ Tài chính đã
ban hành thông tư số 165/2014/TT-BTC công bố Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Hiệp định ATIGA giai đoạn 2015 – 2018.
Như vậy, toàn bộ cam kết cắt giảm đã được thể hiện
bằng văn bản quy phạm pháp luật và việc đầu tiên
phải làm là chúng ta phải nghiêm túc thực hiện,
không thay đổi lộ trình đã công bố. Việc quan trọng
tiếp theo phải làm là xử lý hệ thống thuế nội địa để
bổ sung cho việc thực hiện giảm thuế theo lộ trình
đến năm 2018 đối với những mặt hàng nhạy cảm,
trong đó, đặc biệt là những mặt hàng sẽ giảm mạnh
thuế nhập khẩu như ô tô, xe máy. Nghiên cứu điều
chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô
tô, xe máy và một số mặt hàng khác ở mức hợp lý
và mở rộng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là một
giải pháp cần nghĩ đến để bổ sung cho sự suy giảm
nguồn thu của thuế nhập khẩu. Điều chỉnh tăng mức
thu thuế bảo vệ môi trường và danh mục các hàng
hóa chịu thuế bảo vệ môi trường cũng là một hướng
cần nghiên cứu nhằm đảm bảo nguồn thu từ thuế.
Điều chỉnh giảm số lượng các nhóm hàng hóa, dịch
vụ không chịu thuế giá trị gia tăng từ 25 nhóm hiện
nay xuống còn khoảng 10 nhóm như thông lệ quốc
tế cũng có tác động mở rộng cơ sở thuế giá trị gia
tăng nhằm tăng thu hợp lý. Thêm vào đó, mức thuế
suất thuế giá trị gia tăng hiện hành còn khá thấp, có
thể nghiên cứu tăng lên trong thời gian tới. Trong
khu vực Đông Nam Á thì Lào, Thái Lan, Indonesia
đều có lựa chọn thuế suất thuế giá trị gia tăng tiêu
chuẩn là 10%, còn ở một số nước áp dụng duy nhất
một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng thì mức thuế
thường từ 12% đến 20%. Trước mắt, cần đưa một số
nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm 5% lên 10%.
Sau đó, cần nghiên cứu nâng mức thuế suất thuế giá
trị gia tăng tiêu chuẩn lên trên 10%. Mức nâng cụ thể
bao nhiêu cần được tính toán dựa trên các số liệu cụ
thể về tác động đến thu ngân sách, giá cả hàng hóa,
dịch vụ và các biến số kinh tế vĩ mô khác.
Hai là,
tiếp tục đồng bộ hóa hệ thống pháp luật
về hải quan để hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan
2014 và thể chế hóa thành các văn bản quy phạm
pháp luật và hoàn thiện quy trình để tổ chức thực
hiện các thỏa thuận về xuất xứ ASEAN, hệ thống tự
động cấp giấy chứng nhận xuất xứ và các thủ tục
hải quan điện tử, kiểm tra sau thông quan trong môi
trường ASW… là những công việc quan trọng cần
làm trong thời gian càng sớm càng tốt để đảm bảo
thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận với ASEAN
trong khuôn khổ AEC.
Ba là,
tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để
đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của chính
sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như cả
hệ thống thuế và quản lý thuế. Theo đó, cần rà soát
toàn bộ các văn bản pháp luật về thuế để sửa đổi
những nội dung mâu thuẫn giữa với các văn bản
pháp luật khác và những nội dung không rõ ràng có
thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, giảm đến mức
thấp nhất các trường hợp ngoại lệ trong quy định
pháp luật thuế.
Bốn là,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thuế
và hải quan. Cải cách hành chính thuế và hải quan mà
trọng tâm là đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục
thuế và thủ tục hải quan đã được Chính phủ xác định
là trọng tâm công tác năm 2014 và những năm tiếp
theo. Chủ trương này cần tiếp tục được quán triệt và
tổ chức thực hiện nghiêm túc trong thời gian tới.
Tóm lại, những cam kết về thuế và hải quan ở
Việt Nam thời gian qua là bước đi quan trọng đầu
tiên để Việt Nam hội nhập khu vực ASEAN và với
những điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới, chính
sách thuế và hải quan chắc chắn sẽ góp phần tích
cực để Việt Nam trở thành một thành viên tiêu biểu
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Thư ký ASEAN (2011): Sổ tay kinh doanh trong Cộng đồng kinh tế ASEAN,
Jakarta, 11/2011;
2. Hà Văn Hội (2013): “Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động
đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 29,
số 4 – 2013.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...86
Powered by FlippingBook