Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
PPP - Hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư
Mô hình PPP (Public - Private Partner) là việc
Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện
dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ
công trên cơ sở hợp đồng dự án. Với mô hình PPP,
Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp
dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp
bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư
và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó
sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.
Cơ sở hình thành các thỏa thuận PPP xuất phát
từ việc đầu tư các dự án/công trình kết cấu hạ tầng
và/hoặc cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ nhu
cầu thiết yếu của đời sống xã hội, như xây dựng và
vận hành hệ thống đường bộ, cấp điện, cấp nước…
Những dự án, dịch vụ này đòi hỏi đầu tư lớn nhưng
khó sinh lời nên thường do Nhà nước đứng ra thực
hiện. Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu sử dụng
các công trình, dịch vụ công, đặc biệt là trước sức ép
tăng trưởng kinh tế, luôn vượt quá khả năng thu xếp
nguồn lực hữu hạn của Nhà nước mà ngay cả các
quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với tình huống
này. Chính vì vậy mà một trong những giải pháp để
khắc phục tình trạng này là thu hút các nguồn lực
đầu tư vào các dự án, dịch vụ công thông qua đối tác
nhà nước – tư nhân (PPP).
Ở Việt Nam định nghĩa hợp đồng PPP được quy
định tại Điều 2 Quy chế thí điểm đầu tư theo hình
thức đối tác công - tư ban hành kèm theo Quyết định
số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Theo đó, đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư là việc Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối
hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung
cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Hợp
đồng dự án là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, trong đó,
Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư được phép
đầu tư, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ công
trong một thời gian nhất định.
Với định nghĩa hợp đồng PPP nêu trên, Nhà nước
Việt Nam đã nhìn nhận hợp đồng PPP từ khía cạnh là
một quá trình đầu tư của nhà đầu tư (nhấn mạnh tiến
trình từ việc nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến
việc kinh doanh công trình đó và chuyển giao không
bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam) và mối quan hệ chủ
thể. Bên cạnh đó, các yếu tố nhượng quyền và tính tài
trợ dự án là những thành tố hết sức quan trọng của
hợp đồng PPP đã được thừa nhận và là những thành
phần buộc phải có trong định nghĩa về hợp đồng PPP.
Theo thống kê cho thấy mô hình PPP tuy đã phổ biến
ở Việt Nam theo hình thức chủ yếu là BOO (xây dựng
- sở hữu - vận hành) và BOT (xây dựng - vận hành -
chuyển giao) nhưng còn quá khiêm tốn và khi triển
khai cũng cần những điều kiện nhất định khác. Đặc
biệt là vấn đề pháp lý của nhà nước ta có thu hút hấp
dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước không?
Vì thế chúng ta cần đưa ra biện pháp cải thiện để có
thể tận dụng tốt nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước
ngoài cũng như trong nước một cách hiệu quả.
Những thách thức khi áp dụng PPP
Những nghiên cứu và khảo sát cho thấy bên cạnh
những lợi ích rõ ràng và ưu việt so với các hình thức
khác, cơ chế PPP cũng ẩn chứa những thách thức
không nhỏ, đòi hỏi các bên phải lưu tâm trong quá
trình áp dụng, đó là:
- Gây ra chi phí cao hơn: Chi phí cao hơn ở đây có
PHÁT TRIỂNHỢP TÁC CÔNG - TƯ (PPP) TẠI VIỆT NAM:
NHỮNGVẤNĐỀĐẶTRA
ThS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG -
Đại học Hoa Lư
Mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công
được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, bên cạnh những lợi ích rõ ràng và ưu việt so với các hình thức khác, tuy nhiên, cơ
chế hợp tác công tư cũng ẩn chứa những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các bên phải lưu
tâm trong quá trình áp dụng.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...86
Powered by FlippingBook