TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 56

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
55
lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…”.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14
ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc
gia giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ
thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động,
phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu,
chi NSNN...
Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, chính sách
thu tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, nâng dần tỷ lệ huy
động GDP vào NSNN, bảo đảm tỷ trọng thu nội địa
không thấp hơnmức quy định là khoảng 84 - 85% tổng
thu NSNN, phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Trong giai đoạn 2011 - 2017, Việt Nam thực hiện
chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc liên tục
điều chỉnh chính sách thuế và thu ngân sách theo
hướng miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế ở hầu hết
các sắc thuế lớn, như thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá
trị gia tăng (GTGT), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
thuế sử dụng đất nông nghiệp…) trên phạm vi rộng
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy sản
xuất - kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng.
Việc quản lý thu NSNN trong giai đoạn 2011 - 2017
cũng được tăng cường trên cơ sở vừa tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp (DN) và người dân thông qua đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, kho
bạc nhà nước; vừa tăng cường thực hiện thanh tra,
kiểm tra thuế, chống thất thu, ngăn chặn các hành vi
buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - kinh doanh
hàng giả, chuyển giá, trốn thuế. Hệ thống pháp luật
về quản lý NSNN liên tục được sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh và tình hình đất
Định hướng tái cơ cấu ngân sách nhà nước
Ngày 18/11/2016, Bộ Chính trị ban hànhNghị quyết
số 07-NQ/TW với mục tiêu: “Cơ cấu lại ngân sách nhà
nước (NSNN) và quản lý nợ công theo hướng bảo
đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động,
quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
TÁI CƠ CẤUNGÂN SÁCHNHÀNƯỚC ỞVIỆT NAM
VÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
ThS. ĐÀO MAI PHƯƠNG *
Những năm qua, công tác tài chính - ngân sách và quản lý nợ công của nước ta có những đóng góp
quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách về tài chính - ngân sách và quản lý nợ công từng bước được hoàn thiện theo hướng công khai,
minh bạch, tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Một trong những giải pháp quan trọng là tái cơ cấu
ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Từ khóa: Ngân sách nhà nước, định hướng tái cơ cấu, ngân sách nhà nước, nợ công
RESTRUCTURING THE VIETNAMESE STATE BUDGET
AND ARISING ISSUES
For the past years, the financial budgetary
and public debt management activities have
contributed greatly to the development of
economy, national defense, public security,
social advancement and equality and
international integration. The system of
laws, mechanisms and policies of financial
budgetary and public debt management
have been gradually improve in the manner
of transparency, publicity and approach to
international standards and customs. However,
in addition to the achievements, there are still
weaknesses that need to be eliminated. One of
the important solutions has been determined
as state budget restructure targeted at
sustainability and national finance safety.
Keywords: Strategy, policy, state budget restructure orientation
Ngày nhận bài: 11/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/5/2018
Ngày duyệt đăng: 5/6/2018
*Email:
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...125
Powered by FlippingBook