TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 57

56
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nước trong từng thời kỳ. Luật NSNN năm 2015 (có
hiệu lực từ năm ngân sách 2017) đã bổ sung nhiều quy
định mới nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác
quản lý nguồn lực NSNN. Chính sách phân bổ, quản
lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tiếp tục được
hoàn thiện, gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
nói chung và nền tài chính quốc gia nói riêng, hướng
tới phân bổ, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
các nguồn lực; từng bước tăng cường kỷ cương, kỷ
luật tài chính.
Hệ thống pháp luật về quản lý, phân bổ, sử dụng,
kiểm soát chi NSNN tiếp tục được hoàn thiện theo
hướng tăng cường phân cấp, minh bạch, tiết kiệm,
hiệu quả; ưu tiên thực hiện các chủ trương, định
hướng lớn của Đảng và Nhà nước; bước đầu cơ cấu
lại chi đầu tư; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt
giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi
chưa thực sự cấp thiết… điều hành chi chặt chẽ, hạn
chế bổ sung ngoài dự toán, quản lý chặt chẽ nguồn dự
phòng ngân sách…
Thực trạng tái cơ cấu thu – chi ngân sách nhà nước
Về thu ngân sách nhà nước
Quymô thuNSNNđược mở rộng:
Với việc hoàn thiện
hệ thống thể chế và khuôn khổ pháp lý, chính sách thu
ngân sách được xây dựng theo đúng định hướng cải
cách hệ thống thuế, phí, đảm bảo công bằng và mở
rộng cơ sở thu. Nhờ đó, quy mô thu NSNN được mở
rộng, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chi NSNN. Quy
mô thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 đạt 4.160.949 tỷ
đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2016 và
2017, thu NSNN tiếp tục tăng ở mức khá, đạt lần lượt
là 1.101.452 tỷ đồng và 1.288.665 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do tác động của các chính sách ưu đãi về
thuế nhằm hỗ trợ DN và sản xuất - kinh doanh trong
giai đoạn 2011 - 2015, cùng với việc cắt giảm hàng rào
thuế quan và giá dầu thô giảm sâu, tỷ trọng thuNSNN
so GDP giảm còn 23,56% so với mức 26,34% của giai
đoạn 2006 - 2010. Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng chi
cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội, sự sụt
giảm của tỷ lệ động viên vào NSNNđã làm cho bội chi
và nợ công tăng cao, đe dọa đến an ninh tài chính quốc
gia. Để giải quyết tình trạng này, trong những năm
qua, các khoản thu được cơ cấu lại, tập trung mở rộng
các nguồn thu nội địa và đẩy mạnh công tác quản lý
thu thuế. Nhờ đó, trong 2 năm 2016 - 2017, tổng thu
NSNN thực hiện đều vượt khá so với dự toán Quốc
hội quyết định (năm 2016 vượt 87 nghìn tỷ đồng; năm
2017 vượt khoảng 75 nghìn tỷ đồng), bằng 34,1% kế
hoạch 5 năm, trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí đạt 20%
GDP. Cụ thể: Năm 2016, tỷ lệ động viên vào NSNN
đạt khoảng 24,5% GDP, trong đó huy động được từ
thuế, phí, lệ phí ước đạt 20,4% GDP; Năm 2017, động
viên vào NSNN ước đạt 25,7% GDP, trong đó huy
động thuế, phí, lệ phí ước đạt 20,2% GDP.
Cơ cấu thu NSNN có sự dịch chuyển theo hướng bền
vững hơn:
Tỷ trọng thu nội địa (không kể dầu thô)
tăng từ trung bình 57,85% trong giai đoạn 2006 - 2010
lên 67,7% trong giai đoạn 2011 - 2015; năm 2016 và
2017 đạt lần lượt là 80% và 82%. Tỷ trọng thu từ dầu
thô trong tổng thu NSNN giảm trung bình từ 19,96%
trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 13,41% trong
giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt
động xuất - nhập khẩu so với tổng thu NSNN giảm
trung bình từ 20,06% trong giai đoạn 2006 - 2010
xuống còn 17,7% trong giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ trọng
thu viện trợ không hoàn lại giảm trung bình từ 2,12%
trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 1,37% trong giai
đoạn 2011 - 2015.
Trong 2 năm gần đây (2016 - 2017), cơ cấu thu ngân
sách chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa đạt 80%
(mục tiêu bình quân 84 - 85%), tỷ trọng thu dầu thô
giảm còn 3 - 4%.
Về chi ngân sách nhà nước
Tốc độ tăng chi có xu hướng giảm:
Mặc dù, tỷ trọng
chi NSNN so với GDP vẫn ở mức cao (giai đoạn 2016
- 2017 đạt bình quân 29,7% GDP, giai đoạn 2011 - 2015
ở mức 29,2% GDP, giai đoạn 2006 - 2010 ở mức 29%
GDP) nhưng tốc độ tăng chi NSNN có xu hướng giảm.
Tốc độ tăng chi NSNN bình quân đã giảm từ 19,9%
trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 14,8% trong giai
đoạn 2011 - 2015 và còn khoảng 7% trong năm 2016 -
2017. Bên cạnh đó, tốc độ tăng chi thường xuyên giảm
qua các năm nhờ thực hiện cơ cấu lại các khoản chi
NSNN và chính sách chi tiết kiệm, hiệu quả, chặt chẽ
trong khi vẫn thực hiện tốt các chính sách an sinh xã
hội và đảm bảo nguồn lực thực hiện điều chỉnh tăng
lương cơ sở và phụ cấp cho các đối tượng chính sách.
HÌNH 1: QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG THU NSNN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 (Tỷ đồng)
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Tài chính
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...125
Powered by FlippingBook