TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 60

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
59
tệ, trong đó tập trung nghiên cứu chỉ số lạm phát tại
nhiều quốc gia có nền kinh tế khác nhau.
Đối với nhiều nước châu Âu, nghiên cứu của
Cunado và Garcia (2003) chỉ ra rằng, giá dầu tăng có
ảnh hưởng lâu dài đến lạm phát và tốc độ tăng trưởng
GDP. Đối với Trung Quốc, nghiên cứu của Tang &
Zhang (2010) cho thấy, sự gia tăng giá dầu bị ảnh
hưởng đầu ra và đầu tư tiêu cực, trong khi tỷ lệ lạm
phát và lãi suất ảnh hưởng tích cực. Nghiên cứu của
Qianqian (2011) cũng cho thấy, giá dầu tăng cao gây
ra sản lượng thực tế giảm và CPI tăng lên. Tại Nhật
Bản, nghiên cứu của Rodríguez & Sánchez (2010) cho
rằng, giá dầu tăng tác động tiêu cực đến sản xuất công
nghiệp và tác động tích cực đến lạm phát.
Các tác giả Tweneboah & Adam (2008) nghiên
cứu tác động của các cú sốc thay đổi giá dầu thô thế
giới đến chính sách tiền tệ tại Ghana trong ngắn hạn
và dài hạn trong giai đoạn 1970 – 2006 (dữ liệu được
thu thập theo quý). Bằng cách sử dụng mô hình véc
tơ điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction
Model), nghiên cứu chứng minh, trong ngắn hạn
các cú sốc giá dầu có tác động tích cực đến GDP, lạm
phát (đo lường bằng chỉ tiêu CPI) và tác động tiêu
cực đến lãi suất. Trong thời gian dài, các cú sốc giá
dầu tác động tiêu cực đến GDP sau 4 quý, lạm phát
sau 2 quý và lãi suất sau 2 quý. Ngoài ra, các cú sốc
giá dầu luôn tác động tích cực đến tỷ giá trong ngắn
hạn và dài hạn.
Kargi (2014) nghiên cứu tác động của giá dầu
đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Thổ Nhĩ
Kỳ giai đoạn quý I/1998 đến quý IV/2013 thông
qua phương pháp phân tích quan hệ nhân quả
Granger. Kết quả nghiên cứu chứng minh, tồn
Các nghiên cứu thực nghiệm
Giá nhiên liệu đặc biệt là giá dầu biến động sẽ ảnh
hưởng đến kinh tế của các quốc gia, tác động trực tiếp
đến giá cả hàng hóa, lạm phát và chính sách tiền tệ. Vì
vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cả lý thuyết
và thực nghiệm phân tích tác động của sự thay đổi giá
dầu đến nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦUTHẾ GIỚI
ĐẾN CÁC YẾUTỐVĨ MÔTẠI VIỆT NAM
NGUYỄN NGỌC TÚ VÂN, ĐÀO TUYẾT LAN
- Đại học Văn Lang*
Việc nghiên cứu tác động của giá dầu thế giới đến các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam thông qua việc sử
dụng dữ liệu được thu thập từ ba nguồn (Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF, Cổng Thông tin Kinh tế thương
mại và Tổng cục Thống kê giai đoạn từ quý I/2000 đến quý IV/2017). Mô hình và phương pháp
nghiên cứu dựa trên các công trình tại các nền kinh tế đang phát triển trong những năm gần đây
như Kargi (2014), Hesary & Yoshino (2015), để nghiên cứu tác động của giá dầu thế giới đến tăng
trưởng GDP và chính sách tiền tệ (đo lường bằng Chỉ số giá tiêu dùng - CPI). Từ kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đưa ra một số hàm ý và đề xuất cụ thể cho Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Giá dầu thế giới, GDP, CPI, lạm phát, chính sách tiền tệ
IMPACTS OF THE WORLD OIL PRICE
ON THE MACROECONOMIC INDICATORS IN VIETNAM
To investigate the impacts of the world oil price
on the macroeconomic factors in Vietnam, the
authors investigate the collected data from
three sources (IMF, Trading Economics Portal
and General Statistics of Vietnam for the period
from Quarter I/2000 to Quarter IV/2017). The
model and methodology are designed based on
the previous studies for emerging countries
such as Kargi (2014) and Hesary & Yoshino
(2015) to investigate the impacts of the world
oil price on the growth of GDP and monetary
policy (measured using CPI). On the basis of
the research results, the authors recommend
policy implications to Vietnam.
Keywords: The world oil price, macroeconomic indicators,
impact analysis, vector autoregression model, structure
Ngày nhận bài: 21/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/6/2018
Ngày duyệt đăng: 11/6/2018
*Email:
,
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...125
Powered by FlippingBook