TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
17
chỉ hạn chế ở các hình thức BOT, Xây dựng -
Chuyển giao (BT) trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật, thì hiện nay thuật
ngữ này được công nhận với tên thống nhất là
đầu tư theo hình thức PPP. Điều này được thể
hiện chi tiết tại các văn bản pháp lý như: Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13 (bổ sung quy định
về tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (NĐT) thực hiện
dự án PPP), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13,
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Đầu tư số
67/2014/QH13.
Để tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoàn thiện
khung pháp lý áp dụng cho các dự án PPP tại Việt
Nam, ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình
thức PPP; tiếp đó, ngày 17/3/2015, Chính phủ ban
hành Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về
lựa chọn NĐT. Sau khi 2 nghị định này được ban
hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với
các bộ, ngành xây dựng 9 thông tư hướng dẫn
chi tiết liên quan đến đầu tư theo hình thức PPP.
Đặc biệt, để tháo gỡ những khó khăn trong
triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, ngày
04/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số
63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP.
Nghị định này có nhiều điểm mới về vốn chủ
sở hữu và vốn huy động của NĐT; vốn của
Nhà nước tham gia trong dự án PPP; hình thức
chuyển đổi từ dự án đầu tư công sang dự án
PPP… Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng các
bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện các thông tư
hướng dẫn Nghị định số 63/2018/NĐ-CP nhằm
kịp thời hướng dẫn NĐT triển khai dự án PPP
trong thời gian tới.
Thực trạng khung pháp lý
áp dụng cho dự án PPP ở Việt Nam
Mô hình PPP bắt đầu được triển khai tại Việt
Nam từ năm 1997 sau khi Chính phủ ban hành
Nghị định số 77/1997/NĐ-CP ngày 18/6/1997 về
việc ban hành quy chế đầu tư theo hình thức
hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
(BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước. Các văn
bản điều chỉnh trong lĩnh vực đầu tư PPP ra đời
tương đối sớm, đã và đang là cơ sở pháp lý cho
các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân vào
lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Nếu như trước đây, các loại hợp đồng PPP
GIẢI PHÁPHOÀNTHIỆNKHUNG PHÁP LÝ
ÁP DỤNG CHODỰÁNPPP
NGUYỄN ĐĂNG TRƯƠNG
- Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Thư ký Ban Chỉ đạo của Chính phủ về PPP *
Các văn bản điều chỉnh trong hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) ra đời tương
đối sớm, đã và đang là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân vào
lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Bài viết phân tích thực trạng các quy định hiện hành, thực tiễn triển khai dự
án PPP, nêu rõ các khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện khung pháp lý về PPP ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: PPP, dự án, đầu tư công, ngân sách nhà nước, BOT, BT, nhà đầu tư
MEASURES TO IMPROVE THE LEGAL FRAMEWORK FOR PPP
PROJECTS
The legal documents for PPP projects have
been released early and currently the legal
basis for procurement activities of private
sector into infrastructure development. This
paper analyzes the practical situation of
legal regulations and practices to implement
PPP projects; makes clear the difficulties and
solutions to improve the legal framework for
PPP in the future.
Keywords: PPP, project, public investment, state budget,
BOT, BT, investor
Ngày nhận bài: 11/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 31/5/2018
Ngày duyệt đăng: 5/6/2018
*Email: