TCTC so 12 ky 2 - page 120

122
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
DS: Tiết kiệm trong nước;
NFR: Các nguồn vốn phi FDI;
CIR: Thay đổi dự trữ quốc tế
Điều này cũng được đề cập trong mô hình vòng
lẫn quẩn và mô hình hai khoảng cách của (Hollis
B.Chenery); theo đó, dòng vốn FDI góp phần làm
cân bằng các cân đối vĩ mô của một nền kinh tế
và gia tăng tổng vốn đầu tư của một quốc gia. Do
đó, nguồn vốn này có tác động nhất định đến tăng
trưởng kinh tế. Theo phương trình Harrod Domar:
T l v n đ u tư
ICOR
M c tăng GDP =
Dựa vào phương trình trên ta thấy, mức tăng
GDP quan hệ thuận với tỷ lệ vốn đầu tư. Với hệ số
ICOR nhất định cho trước, tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên
sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng và ngược lại. Theo
tổng kết của Ngân hàng Thế giới về sự tăng trưởng
ở các nước đang phát triển trong giai đoạn (1965-
1987), nhóm nước tăng trưởng cao, bên cạnh việc
sử dụng vốn đầu tư có hiệu qủa (với hệ số ICOR
thấp), luôn có tỷ lệ đầu tư lớn hơn nhóm nước có
mức tăng trưởng chậm. Điều này không những
diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn ngay cả
ở các phát triển. Nước Mỹ, do tỷ lệ đầu tư thấp giai
đoạn (1965-1989) là nguyên nhân làm cho mức tăng
trưởng và thu nhập của Mỹ luôn thấp hơn của Nhật
và các nước Tây Âu. Minh chứng là đến năm 1989,
tổng số vốn đầu tư trong nước tại Mỹ chỉ bằng 15%
GDP, trong khi Nhật và Thụy sỹ là 30-33%.
Phân tích thực trạng các yếu tố cơ bản của môi
trường đầu tư thu hút FDI từ năm 2001 - 2016
Quy mô các dự án đầu tư nước ngoài tại TP.
Hồ Chí Minh đang có xu hướng tăng. Nhìn chung,
đầu tư FDI chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ,
thâm dụng lao động, vốn ít, lợi nhuận cao, thu
hồi vốn nhanh phù hợp với lợi thế. Tuy vậy, một
số dự án lớn gần đây cho thấy, lĩnh vực sản xuất
quy mô lớn bắt đầu được quan tâm thông qua các
cam kết quốc tế của Việt Nam về khả năng tiếp
cận thị trường và lĩnh vực đầu tư. Điều này cho
thấy các dự án quy mô lớn sẽ tiếp tục tăng nhanh
trong giai đoạn sau gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới WTO.
Môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh cũng
được đánh giá cải thiện rất nhiều so với các năm
trước, trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI ) công bố, năm 2006 TP. Hồ
Chí Minh là một trong những địa phương có bước
tiến mạnh mẽ nhất từ vị trí 17 năm 2005 lên vị
trí thứ 7 năm 2006. Tuy nhiên, từ năm 2007, năng
lực cạnh tranh của TP. Hồ Chí Minh đã sụt giảm
nhiều so với các tỉnh khác, chứng tỏ TP. Hồ Chí
Minh dưới con mắt của DN nước ngoài đang dần
đánh mất lợi thế cạnh tranh của thành phố lớn
nhất nước. Tuy nhiên, với lợi thế về cơ sở hạ tầng
cảng biển, sân bay, nguồn nhân lực… TP. Hồ Chí
Minh vẫn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn của cả nước.
Bảng 1: Số dự án đầu tư nước ngoài FDI được cấp phép của TP. Hồ Chí Minh và cả nước giai đoạn 2004-2016 (triệu USD)
Năm
TP. Hồ Chí Minh
Cả nước
TP. Hồ Chí Minh/Cả nước
Số dự án
Số vốn
Số dự án
Số vốn
Số dự án
Số vốn
2004
247
459
811
4.548
30,46%
10,09%
2005
314
641
970
6.840
32,37%
9,37%
2006
283
1.627
987
12.004
28,67%
13,55%
2007
493
2.335
1.544
21.347
31,93%
10,94%
2008
546
8.407
1.557
66.500
35,07%
12,64%
2009
376
1.656
839
16.345
44,82%
10,13%
2010
375
1.883
969
17.230
38.70%
10.93%
2011
439
2.804
1.091
11,559
40.32%
24.26%
2012
436
593
1.100
7.850
39.63%
7.55%
2013
477
1.048
1.275
14.272
37.41%
6.08%
2014
457
2.879
1.588
15.640
28.78%
18.41%
2015
595
3.042
2.013
15,578
29.56%
19.53%
2016
852
1.315
2.556
15,180
33.33%
8.69%
Nguồn: Sở Kế hoạch & đầu tư TP. Hồ Chí Minh và Niên giám Thống kê 2001-2009.
1...,110,111,112,113,114,115,116,117,118,119 121,122,123,124,125,126,127,128,129,130,...148
Powered by FlippingBook