TCTC so 12 ky 2 - page 114

116
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
năng nghe, nói, đọc, viết.
Về phía giảng viên:
- Trang bị cho sinh viên kiến thức về một số kỹ
năng trong quá trình đọc hiểu như đọc lướt, đọc
quét, dự đoán, suy luận, cách ghi nhanh... để họ có
thể linh hoạt áp dụng cho các loại hình văn bản khác
nhau trong lĩnh vực chuyên ngành của mình.
- Thường xuyên thay đổi phong cách và phương
pháp giảng dạy, đa dạng các hình thức truyền tải.
Chẳng hạn, giảng viên có thể tổ chức nhiều hoạt động
như trò chơi về từ vựng hay sử dụng các phương tiện
hỗ trợ như âm thanh, hình ảnh, các bài báo từ Internet
phù hợp với nội dung bài đọc tạo dựng thành các clip
về một chủ đề cụ thể nào đó. Cách thức này không
chỉ giúp sinh viên học và nhớ nhanh từ mới mà còn
hiểu được bản chất, ngữ nghĩa của từ để sử dụng
đúng bối cảnh.
- Tổ chức giờ học đọc tiếng Anh chuyên ngành
theo ba giai đoạn: trước khi đọc (pre-reading), trong
khi đọc (while-reading), sau khi đọc (post-reading),
đặc biệt là giai đoạn trước khi đọc nhằm kích hoạt
kiến thức nền của sinh viên về chủ đề của bài đọc.
Điều chỉnh và thiết kế hệ thống bài tập về từ vựng,
ngữ pháp hay diễn ngôn liên quan đến bài đọc từ dễ
đến khó để sinh viên luyện tập thêm.
- Khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm.
Giảng viên chủ động chia lớp thành các nhóm nhỏ
và yêu cầu các nhóm này tìm tài liệu bổ sung liên
quan đến chủ đề mà sinh viên sẽ tìm hiểu trong bài
học kế tiếp.
- Giảng viên nên có những buổi sinh hoạt chuyên
môn, thảo luận định kỳ với các giảng viên tiếng Anh
chuyên ngành khác, với các giảng viên chuyên ngành
và với các sinh viên đang học học phần tiếng Anh
chuyên ngành để tìm ra phương pháp dạy và học
hiệu quả, phù hợp nhất.
Về giáo trình giảng dạy:
Giáo trình giảng dạy tốt là một trong những yếu
tố quan trọng thúc đẩy sinh viên ham học để rèn
luyện các kỹ năng một cách hiệu quả nhất. Ngược
lại, giáo trình giảng dạy chưa tốt cũng có thể gây
cản trở sinh viên trong quá trình học đọc tiếng Anh
chuyên ngành Kinh tế - Tài chính. Do vậy, việc tổ
chức biên soạn trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung
và tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế - Tài chính nói
riêng là rất quan trọng. Theo đó, cần chú ý một số
vấn đề sau:
- Trong việc biên soạn giáo trình, thời lượng phân
bố cho từng bài học cũng cần hợp lý và khoa học.
Nội dung bài học cần chọn các nội dung chọn lọc,
trọng tâm, có liên quan đến ngành học để sinh viên
có thể tiếp thu được một lượng kiến thức chuyên
môn nhất định sau khi học xong học phần. Việc
phân bổ bài học cũng phải dựa trên sự phân bố hợp
lí với các môn học về chuyên môn. Chương trình và
giáo trình được biên soạn có tính đến yếu tố nhu
cầu người học sẽ tránh làm cho người học hụt hẫng,
nhàm chán vì phải luyện tập tiếng Anh hoặc tiếng
Anh chuyên ngành trong những môi trường “khô
cứng”, tình huống xa lạ với thực tế công việc, không
có tính “thực”.
- Giáo trình cần nhiều hình vẽ minh họa, hệ thống
bài tập cần đa dạng nên không gây được sự chú ý,
quan tâm của sinh viên.Trong bối cảnh công nghệ số
hiện nay, giáo trình giảng dạy không còn đơn thuần
là những cuốn sách mà còn là các tệp file tài liệu dưới
dạng powerpoint, clip… nhằm đa dạng hóa tài liệu,
tạo dễ dàng trong cách tiếp cận của sinh viên. Đặc
biệt, giáo trình giảng dạy không chỉ lý thuyết suông
mà còn phải kết hợp với thực tiễn thông qua việc tạo
cơ hội cho học viên luyện tập sát với thực tế công
việc, những dịp tham quan học tập tại các công sở
có chuyên môn tương tự với nhu cầu công việc định
hướng của học viên (công ty nước ngoài hoặc liên
doanh nước ngoài hoặc những tình huống mô phỏng
nơi làm việc).
- Thường xuyên cập nhật các bộ giáo trình mới
trên thế giới. Hiện nay, các nhà xuất bản có tiếng như
Oxford, Cambridge hay Longman, McGrawHill đã
cho xuất bản hàng loạt bộ sách mới để giảng dạy môn
tiếng Anh thương mại, tiếng Anh công sở, tiếng Anh
dành cho người bán hàng... Đây là những loại sách
được biên soạn theo phong cách giao tiếp với nhiều
hoạt động đề nghị và khối kiến thức phong phú, mục
đích rèn luyện kỹ năng toàn diện và tình huống gần
với thực tế. Do vậy, các trường đại học cần quan tâm
đầu tư để phù hợp với thực tế, nâng cao chất lượng
giáo trình giảng dạy.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Nguyễn Thanh Thủy (2015), Một số giải pháp tăng cường năng lực giảng
dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng Hàng hải I;
2. Nguyễn Thanh Tâm (2016), Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành – Khó
khăn và giải pháp, Đại học Văn hóa Hà Nội;
3. Hutchinson, T. and A. Water (1987), English for Specific Purposes: A Learning
centred Approach.Cambridge: CUP;
4. Widdowson, H.G. (1981), English for Specific Purposes: Criteria for Course
Design in English for Academic and Technological Purposes, Eds. L. Selinker, E.
Tarone, and V. Hanzeli Rowley. Mass; Newburry;
5. Zhang, Zuocheng (2007), Towards an Integrated Approach to Teaching
Business English: A Chinese Experience. English for Specific Purposes, v26 n4
p399-410;
6. Hutchinson, t. & Waters, A. (1987). English for Specific Purposes, A learners-
centered approach. Cambridge.
1...,104,105,106,107,108,109,110,111,112,113 115,116,117,118,119,120,121,122,123,124,...148
Powered by FlippingBook