126
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
đến hình thành một khu vực phát triển mạnh, đồng
bộ và bền vững tích hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường. Đây là tiền đề để IPC tiếp tục nghiên
cứu và thực hiện đầu tư phát triển mô hình Khu Đô
thị - Công nghiệp – Cảng Hiệp Phước.
Mô hình KCN - Đô thị - Cảng Hiệp Phước được
phát triển dựa trên nền tảng quy hoạch Nhóm cảng
biển số 5, trong đó cảng Hiệp Phước là khu bến chính
của hệ thống cảng TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu phục vụ
hàng tổng hợp container cho tàu 50.000 DWT và một
số bến chuyên dùng cho tàu 20.000-30.000 DWT phục
vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề. Cảng Hiệp
Phước có quy mô 384,71 ha, là 1 trong 2 khu cảng
giữ vai trò quan trọng, thay thế cho hệ thống cảng
trên sông Sài Gòn hiện nay, mở rộng quy mô, nâng
cao khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, tăng cường
hoạt động xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh. Đây
cũng là đầu mối trung chuyển vùng, kết nối đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa với đường biển
quốc tế. Khu cảng được kết nối thẳng ra biển bằng
tuyến luồng Soài Rạp có chiều dài khoảng 60km,
đảm bảo độ sâu đến -9,5m cho tàu tải trọng 50.000
DWT có thể lưu thông và trong tương lai sẽ được nạo
vét đến -11m cho tàu 70.000 DWT lưu thông.
Đóng vai trò là khu vực cung cấp, tiếp nhận hàng
hóa và hậu cần cho khu cảng Hiệp Phước, KCN
Hiệp Phước có quy mô khoảng 1.300 ha là cấu phần
không thể tách rời với hệ thống cảng, hiện đang
được triển khai xây dựng với 3 giai đoạn chính:
- KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 (311,4 ha): Là khu
vực phát triển đầu tiên phục vụ chính sách bố trí di
dời các DN sản xuất ra khỏi khu dân cư theo nhiệm
vụ được UBND Thành phố giao, hoạt động trong
các ngành công nghiệp gắn liền với vận tải thủy
(kho, cảng), công nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất
công nghiệp và công nghiệp phụ trợ; Các loại hình
công nghiệp đòi hỏi quy trình xử lý phức tạp và
không được bố trí trong các khu đô thị.
- KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 (597 ha): Là KCN
có nhu cầu sử dụng diện tích lớn, thu hút các ngành
nghề sản xuất sạch, công nghệ cao theo định hướng
của thành phố nhằm chuyển dịch cơ cấu các ngành
công nghiệp - dịch vụ.
- KCN Hiệp Phước giai đoạn 3 (392,99 ha): Được
quy hoạch với vai trò hình thành một khu Logistic
hiện đại nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát
triển các ngành công nghiệp - dịch vụ Cảng và các
ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến có
hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao, công nghệ
sạch, thân thiện với môi trường có liên quan đến
hàng hải, gắn liền với cảng, vận tải thủy.
Khu Đô thị Hiệp Phước với quy mô 1.354 ha
phát triển gắn với cảng biển như: Thành phố cảng
Singapore (Singapore), Thành phố cảng Yokohama
(Nhật Bản), Thành phố cảng Busan (Hàn Quốc),
Thành phố cảng Bacelona (Tây Ban Nha), Thành
phố cảng Seattle (Mỹ), Thành phố cảng Amsterdam
(Hà Lan), Thành phố cảng Hamburg (Đức), Thành
phố cảng London (Anh Quốc)... Các cảng từ trước
đến nay đều hình thành như là một phần không
thể tách rời của đô thị và cũng từng là trung tâm
của đô thị trong những ngày đầu mới thành lập.
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của đô thị và
cảng, các chức năng cảng cũng như các chức năng
đô thị được mở rộng, kéo theo hậu quả là đô thị và
cảng bị chia cắt rõ rệt. Do đó, việc liên kết đô thị và
KCN, khu cảng là vấn đề cần giải quyết của nhiều
nước trên thế giới.
Thực tiễn từMô hình
khu Công nghiệp - Đô thị - Cảng Hiệp Phước
Từ những năm 1989, với định hướng phát triển
TP. Hồ Chí Minh về hướng Nam theo chủ trương
của Trung ương và Thành phố, Công ty TNHH một
thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC)
được thành lập trong bối cảnh đổi mới của đất nước.
Là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò tiên phong
trong việc thực hiện chủ trương thu hút các nguồn
lực kinh tế, đặc biệt từ đầu tư nước ngoài, IPC đã
nỗ lực triển khai hàng loạt dự án đầu tư mang tính
động lực nhằm biến đổi vùng đất hiệu quả kinh tế
thấp của Nhà Bè ngày trước thành khu vực có giá
trị sử dụng gia tăng cao, cụ thể như: Dự án Khu Chế
xuất Tân Thuận (1991), Đại lộ Nguyễn Văn Linh và
Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng (1993), KCN Hiệp
Phước (2007)… Trong thời gian tới, IPC xác định
nhiệm vụ chiến lược là tiếp tục tạo đòn bẩy đầu tư
và triên khai hoat đông tập trung vào các lĩnh vực
thế mạnh, bao gồm cả phát triển hạ tầng KCN, khu
chế xuất, khu cảng và khu đô thị. Không chỉ dừng
ở đó, IPC còn đặt ra những mục tiêu phát triển về
chiêu sâu, tao ra gia tri mơi, thông qua việc cung
cấp nhiều dịch vụ đa dạng, có giá trị gia tăng cao
cho KCN, khu chế xuất và khu đô thị nhăm hướng
Mô hình khu Công nghiệp - Đô thị - Cảng Hiệp
Phước được phát triển dựa trên nền tảng quy
hoạchNhómcảngbiển số5, trongđó cảngHiệp
Phước là khu bến chính của hệ thống cảng TP.
Hồ Chí Minh, chủ yếu phục vụ hàng tổng hợp
container cho tàu 50.000 DWT và một số bến
chuyên dùng cho tàu 20.000-30.000 DWT phục
vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.