124
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Những mặt hạn chế và khuyến nghị
Vấn đề khiến các nhà đầu tư lo ngại nhất hiện
nay là TP. Hồ Chí Minh thiếu mặt bằng sạch. Hiện
nay TP. Hồ Chí Minh đang rà soát lại toàn bộ mặt
bằng do Thanh phô và các quận huyện quản lý
để tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư. Riêng khu vực
trung tâm, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu đẩy
nhanh tốc độ quy hoạch 20 khu đất “vàng” để đưa
vào kêu gọi đầu tư. Qua rà soát hiện có khoảng
trên 400 mặt bằng có thể hoàn tất quy hoạch chi
tiết và thủ tục pháp lý để đưa ra đấu thầu công
khai. Sở Kế hoạch & đầu tư phải trình qua UBND
TP. Hồ Chí Minh quy trình xem xét đấu thầu công
khai các dự án đầu tư từ đất trước khi thực hiện.
Do đó, TP. Hồ Chí Minh đảm bảo môi trường đầu
tư minh bạch và bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi
cho tất cả các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận dự án
như nhau.
TP. Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố thể hiện thế
mạnh đối với một số ngành dịch vụ như thương
mại, vận tải biển, hậu cần, kho bãi, quảng cáo, kinh
doanh nhà hàng... Tuy nhiên, các quy định của Nhà
nước lại không khuyến khích DN 100% vốn nước
ngoài tham gia vào các lĩnh vực này. Đây cũng
là một hạn chế đối với thành phố trong việc khơi
mạnh dòng vốn FDI.
Các thể chế công
Các thể chế công luôn đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo lập môi trường thu hút đầu tư cho
Thành phố. Tuy nhiên, thường các thể chế công đối
với một địa phương luôn chịu chi phối trực tiếp và
bị ảnh hưởng rất lớn từ hệ thống thể chế công của
quốc gia. Do đó, mức độ chủ động tạo lập thể chế
công của TP. Hồ Chí Minh chỉ dừng lại ở mức kiến
nghị lên cơ quan trung ương và ban hành một số
chính sách nhỏ lẻ thuộc quyền quản lý, quy hoạch
của địa phương. Nhìn chung, hệ thống thể chế công
hiện tại đang trong giai đoạn hoàn thiện, vẫn chưa
phát triển đúng mức để đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của nhịp độ phát triển kinh tế và tốc độ thu hút
đầu tư của Thành phố.
Hệ thống luật pháp
Thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI
của TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây
là sự nỗ lực trong việc triển khai các biện pháp cải
thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các nhà
đầu tư bằng việc đẩy mạnh cải cách hành chính và
tạo ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài
triển khai các dự án đầu tư. Mặc dù vẫn còn nhiều
hạn chế nhưng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư nước ngoài của Việt Nam được quan
tâm từ sớm và ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia
đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Từ năm 1987, trước khi thực hiện chính sách
kinh tế mở, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
đã ra đời, đảm bảo những nhà đầu tư sẽ nhận được
sự đối xử công bằng, hợp lý như bất kỳ nhà đầu
tư trong nước nào. Vốn đầu tư và những tài sản
thuộc quyền sở hữu cửa nhà đầu tư nước ngoài sẽ
không bị trưng dụng, chiếm đoạt bởi các biện pháp
hành chính nếu không có sự tự nguyện đồng ý của
họ. Những DN có vốn đầu tư nước ngoài không bị
quốc hữu hoá. Những quyền sở hữu công nghiệp
và những quyền lợi hợp pháp trong việc chuyển
giao công nghệ cũng được bảo vệ. Sau khi Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành
năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng
lên nhanh chóng, phần lớn tập trung vào lĩnh vực
dịch vụ như khách sạn, văn phòng làm việc ở các
thành phố lớn.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi
trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2007 Quốc
hội nước Việt Nam ban hành Luật Đầu tư. Ngoài
Luật Đầu tư và các nghị định liên quan, đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn bị chi phối bởi các
Luật và quy định khác có liên quan. Ngoài ra, các
nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép áp dụng
các luật nước ngoài để giải quyết những phạm vi,
những vần đề mà luật Việt Nam chưa đề cập đến
nhưng không đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản
trong luật pháp Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu theo dự án SIDA.
2. TS. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật;
3. Berthelemy, J. & Démurger, S. (2000) Đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế: Lý thuyết và ứng dụng cho Trung Quốc, Review of
Development Economics;
4. mpi.gov.vn, baodautu.vn.
Thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI
của TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây
là sự nỗ lực trong việc triển khai các biện pháp
cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các
nhà đầu tư bằng việc đẩy mạnh cải cách hành
chính và tạo ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư
nước ngoài triển khai các dự án đầu tư.