TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
123
Nhiều chỉ số của TP. Hồ Chí Minh đã được cải
thiện và được đánh giá cao như: chi phí gia nhập
thị trường, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
và đào tạo lao động… Theo nhiều chuyên gia
đánh giá, đối thủ cạnh tranh FDI TP. Hồ Chí Minh
không phải các tỉnh thành trong nước mà là các
thành phố ở các quốc gia láng giềng như Trung
Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…
Chất lượng đầu tư đã có nhiều chuyển biến, đó
là tỷ lệ các dự án thâm dụng lao động giảm hẳn,
các nhà đầu tư chú trọng nhiều hơn đến các ngành
thâm dụng vốn, kỹ thuật công nghệ cao, bất động
sản… Môi trường kinh doanh và không khí cạnh
tranh của các DN ngày càng sôi động. Sự năng động
của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn,
góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng
góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải
quyết thất nghiệp…
Nhìn chung, TP. Hồ Chí Minh luôn là một trong
những đia phương thu hút vốn FDI nhiều nhất. Tính
đến cuối năm 2016, số dự án đầu tư nước ngoài còn
hiệu lực hoạt động trên địa bàn đạt 852 dự án, tổng
vốn đầu tư 1.315 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015,
tăng 257 dự án, vốn đầu tư giảm 1.727 triệu USD.
Các yếu tố cơ bản của môi trường
đầu tư thu hút FDI tại TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp
quan trọng của cả nước và của Vùng kinh tế trong
điểm phía Nam. Thành phố là nơi thu hút vốn FDI
mạnh so với cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được
ban hành. Số dự án đầu tư vào Thành phố chiếm
khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên
cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp
nhiều khó khăn song thu ngân sách của Thành phố
vẫn không ngừng gia tăng.
Có nhiều điều kiện thuận lợi vượt trội so với
các tỉnh, thành phố trong cả nước, chính điều này,
trong nhiều năm TP. Hồ Chí Minh luôn là địa
phương thu hút được nhiều nguồn vốn FDI nhất.
Kể từ năm 2006 khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập
WTO vào cuối năm 2006, FDI đạt mức kỷ lục 10.500
triệu USD (từ mức trung bình khoảng 4.000 triệu
USD những năm trước đó), đến năm 2007 tăng gần
103%, lên mức 21.300 triệu USD so với năm 2006.
Năm 2008, con số này là 64.000 triệu USD, tăng hơn
300% chỉ hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đây là những kết quả đáng tự hào của Việt Nam
nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong việc
thu hút FDI.
Tính từ đầu năm đến ngày 18/5/2017, tại TP. Hồ
Chí Minh đã có 137 dự án có vốn nước ngoài được
cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng
ký 817 triệu USD, vốn pháp định 288,6 triệu USD.
Vốn đầu tư bình quân 1 dự án là 6 triệu USD. Theo
hình thức đầu tư: liên doanh 25 dự án, vốn đầu
tư 533,7 triệu USD; 100% vốn nước ngoài: 112 dự
án, vốn đầu tư 283,2 triệu USD. Theo lĩnh vực đầu
tư: Ngành công nghiệp 21 dự án, vốn đầu tư 60,8
triệu USD. Ngành thương mại 42 dự án, vốn đầu
tư 35 triệu USD. Ngành xây dựng 16 dự án, vốn
đầu tư 8 triệu USD. Ngành vận tải, thông tin liên
lạc 3 dự án, vốn đầu tư 21 triệu USD. Ngành kinh
doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn 51 dự án, vốn
đầu tư 683,8 triệu USD... Theo đối tác đầu tư: có 29
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư, trong
đó: Hàn Quốc 17 dự án, vốn đầu tư 126 triệu USD.
Singapore 28 dự án, vốn đầu tư 55 triệu USD. Nhật
Bản 12 dự án, vốn đầu tư 7,8 triệu USD. Hồng Kông
12 dự án, vốn đầu tư 4,5 triệu USD. Đài Loan 10 dự
án, vốn đầu tư 46,5 triệu USD...
Có 33 dự án điều chỉnh vốn đầu tư, trong đó có
1 dự án điều chỉnh giảm 15 triệu USD của công ty
Sony Việt Nam do chuyển mục đích đầu tư từ sản
xuất sang sửa chữa máy móc thiết bị văn phòng. Số
vốn điều chỉnh tăng 25,9 triệu USD.
Bảng 2. Tình hình dòng vốn FDI vào TP. Hồ Chí Minh
so với cả nước (triệu USD)
Năm Cả nươc
TP. Hồ Chí Minh
Vốn FDI
% so với
cả nươc
2001
3.036
619,1
20,40 %
2002
2.790
314,0
11,30 %
2003
3.100
303,6
10,00 %
2004
4.200
830,0
19,76 %
2005
6.100
950,0
15,57 %
2006
10.500
1.827,3
17,40 %
2007
21.300
2.870,0
13,47 %
2008
64.000
8.802,0
13,75 %
2009
21.480
1.300,0
5,96 %
2010
18.595
1.883,0
10,13%
2011
14.700
2.804,0
19,07%
2012
2.235
593,0
26,53%
2013
14.272
1.048,0
7,35%
2014
15.640
2.879,0
18,41%
2015
15.578
3.042,0
19,53%
2016
15.180
1.315,0
8,66%
Nguồn: Tập hợp các số liệu từ báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch
& Đầu tư và Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hồ Chí Minh.