TCTC so 12 ky 2 - page 126

128
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Đề xuất chính sách
Nhằm mục tiêu thúc đẩy việc hình thành và phát
triển của KCN - Đô thị - Cảng Hiệp Phước mà IPC
đóng vai trò chủ đầu tư, đồng thời góp phần phát
triển của các KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh đến năm
2025 tầm nhìn 2030, tác giả đề xuất một số vấn đề sau:
- Về công tác lập quy hoạch chuẩn bị đầu tư Khu đô thị
Hiệp Phước:
Để sớm có cơ sở xác định giá trị quyền sử
dụng đất của dự án, tạo điều kiện mời gọi hợp tác đầu
tư, các cơ quan quản lý cần chấp thuận chủ trương
cho phép IPC nghiên cứu Đồ án quy hoạch phân khu
1/2000 Khu đô thị Hiệp Phước với các chỉ tiêu sử dụng
đất được làm rõ, đủ cơ sở để các cơ quan chức năng
xác định giá trị quyền sử dụng đất của dự án. Tính
toán tiền sử dụng đất dựa trên nguyên tắc tại thời điểm
Tổ hợp Đầu tư bỏ tiền đầu tư các dự án BT và/hoặc
bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo tránh
hiện tượng tăng giá trị sử dụng đất phải nộp do Tổ
hợp Đầu tư đã đầu tư vào hạ tầng kết nối.
- Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:
Khu Đô
thị - Công nghiệp - Cảng Hiệp Phước có tổng diện
tích 3.600 ha gồm toàn bộ xã Hiệp Phước, huyện Nhà
Bè hiện nay, do đó diện tích đất thực hiện công tác
đền bù giải phóng mặt bằng là rất lớn, ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi và đời sống của người dân, dễ
dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp về cơ sở
pháp lý lẫn chi phí bồi thường. Thời gian bồi thường
giải phóng mặt bằng kéo dài sẽ rất khó khăn cho nhà
đầu tư trong kiểm soát dòng tiền, là yếu tố rủi ro lớn
nhất của dự án. Do vậy, UBND huyện Nhà Bè, Thanh
tra Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ
trợ IPC quản lý chặt hiện trạng không để phát sinh
các công trình xây dựng trong phạm vi ranh giới quy
hoạch Khu đô thị cảng Hiệp Phước, hạn chế những
thông tin không chính thống, để giảm thiểu hiện
tượng đầu cơ đất tại Khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Đồng thời, các cơ quan chuyên môn bồi thường giải
phóng mặt bằng của huyện Nhà Bè và TP. Hồ Chí
Minh cần chuẩn bị bổ sung nguồn lực hỗ trợ để đảm
bảo tiến độ bồi thường, đồng thuận cơ chế áp dụng
nhiều phương thức bồi thường giải phóng mặt bằng
(theo thỏa thuận, theo phương án, bồi thường bằng
tỷ lệ quỹ đất thành phẩm…) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân và rút ngắn thời gian giải
phóng mặt bằng của dự án.
- Về các d án hạ tầng kết nối khác đến Khu đô thị cảng
Hiệp Phước:
Các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần
có kế hoạch triển khai, hoàn thành các dự án hạ tầng
kết nối khác đến Khu đô thị cảng (tuyến Vành đai
3, Vành đai 4, Nạo vét luồng Soài Rạp, nâng cấp các
tuyến giao thông thủy nội địa...) với tiến độ đầu tư
phù hợp với nhu cầu sử dụng để hỗ trợ gia tăng giá
trị dự án tạo nguồn thu hoàn vốn cho dự án BT, tuy
nhiên tránh việc đầu tư quá sớm khi chưa có nhu cầu
sử dụng làm gia tăng giá đất gây khó khăn trong bồi
thường giải phóng mặt bằng.
- Về thời điểm xác định giá đất:
Cần có các cơ chế
sớm xác định giá đất tại thời điểm tương ứng nhà
đầu tư bỏ chi phí đầu tư các dự án hạ tầng BT để có
thể kiểm soát phương án dòng tiền và quản lý tốt
rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án. Tiền sử dụng
đất các dự án thứ cấp phải nộp sẽ ưu tiên bù trừ chi
phí bồi thương giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ
tầng giao thông kết nối.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Quyết định số 1780/QĐ/TTg ngày 12/10/2011 Quyết định phê
duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCX - KCN đến năm
2015, định hướng đến năm 2020;
2. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
3. UBND. TP. Hồ Chí Minh, Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
4. Ban quản lý các KCX – công nghiệp Thành phố, Báo cáo tổng kết 25 thu hút
đầu tu tại các KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN-KCX tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1993-2016
NĂM
Nhập khẩu
(Triệu USD)
Xuất khẩu
(Triệu USD)
Giá trị xuất siêu
(Triệu USD)
Tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu (%)
Tốc độ tăng kim ngạch
nhập khẩu (%)
2010
2.700,00
3.102,00
402,00
14,89
17,39
2011
3.230,14
3.729,03
498,89
20
20
2012
3.681,29
4.500,00
818,71
21
14
2013
4.100,00
5.100,00
1.000,00
13
11
2014
5.000,00
5.570,00
570,00
9
22
2015
5.500,00
5.800,00
300,00
4,1
10
2016
4.800,00
5.850,00
1.050,00
0,9
(12,7)
Tổng cộng
45.936,44
54.260,86
8.324,42
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,116,117,118,119,120,121,122,123,124,125 127,128,129,130,131,132,133,134,135,136,...148
Powered by FlippingBook