112
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
Hiệu quả thực hiện cơ chế
tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập
Hiện nay, việc quản lý tài chính tại các trường
ĐHCL đang được thực hiện theo quy định của Nghị
định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của
Chính phủ thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về
quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập và Nghị quyết 77/NQ-CP, ngày 24/10/2014
của Chính phủ về việc thí điểm đổi mới cơ chế hoạt
động đối với các cơ sở giáo dục công lập, giai đoạn
2014- 2017. Nhà nước đã xác định tự chủ đại học là xu
hướng tất yếu và các trường ĐHCL buộc phải thích
nghi với môi trường hoạt động mới: Đào tạo gắn với
nhu cầu xã hội. Cơ chế tự chủ tài chính cho phép các
trường ĐHCL tự xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,
đây là căn cứ pháp lý để điều hành, quyết toán kinh
phí và kiểm soát chi trong các trường ĐHCL nhưng
đồng thời, phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh vốn có
của nền kinh tế thị trường.
Từ khi có Nghị định 43/2006/NĐ-CP và nay là
Nghị định 16/2015/NĐ-CP, cơ chế quản lý tài chính các
trường ĐHCL có những bước chuyển biến đáng kể:
Thứ nhất,
các trường ĐHCL đã chuyển mình từ
chỗ hoàn toàn dựa vào ngân sách cấp 100% cho các
khoản chi thường xuyên đến nay đã có nhiều trường
tự chủ được 100% và trên 50% kinh phí chi thường
xuyên. Cơ cấu nguồn thu của các trường ĐHCL có sự
thay đổi đáng kể, tỷ trọng các nguồn thu từ học phí,
lệ phí và các hoạt động dịch vụ, lao động - sản xuất
tăng lên, để bù đắp cho phần cắt giảm tài trợ từ ngân
sách nhà nước.
Thứ hai,
các nhà quản lý các trường ĐHCL đã có
sự thay đổi đáng kể trong cách thức quản lý và định
hướng phát triển. Các nhà quản lý không chỉ lo về
công tác chuyên môn, bảo đảm chất lượng cho các
hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà
trường, mà còn nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp
để nâng cao nguồn thu, bảo đảm cho việc vận hành
các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát
triển nhà trường.
Thứ ba,
để thực hiện quyền và nghĩa vụ tự chủ
tài chính của trường, các trường ĐHCL đã chủ động
khai thác nguồn thu sự nghiệp, như tăng cường các
hoạt động dịch vụ, lao động sản xuất, thực hiện các
hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, thành lập
các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trường còn mở
rộng các hoạt động liên kết đào tạo, đặc biệt là liên
kết với các trường đại học nước ngoài, qua đó vừa
tăng nguồn thu cho trường, vừa nâng cao chất lượng
đào tạo và uy tín của trường.
Thứ tư,
các trường đã tiến hành xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức cho việc thanh
toán các khối lượng công việc thực hiện trong đào
tạo, thực hiện khoán chi đối với các khoản chi hoạt
động nghiệp vụ, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm
của từng cá nhân trong trường về việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm,
các trường ĐHCL đã tiến hành sắp
xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu
quả; chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù
hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính
của trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý tài
chính trong các trường đại học còn tồn tại một số vấn
đề sau:
Thứ nhất,
quyền tự chủ của các trường ĐHCL
về công tác chuyên môn còn hạn chế. Hầu hết các
trường chưa tự chủ trong việc xác định ngành đào
tạo, quy mô tuyển sinh, mức học phí... Điều này có
ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu học phí, lệ phí
của các trường và do đó gây khó khăn cho việc thực
hiện tự chủ tài chính của mỗi trường.
Thứ hai,
quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng
và sửa đổi cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động
của đơn vị nhưng vẫn còn chưa sát, nhiều nội dung
và mức chi vẫn còn thiếu hoặc chưa đầy đủ nên khi
các cơ quan thanh tra và kiểm toán kiểm tra tình hình
tài chính của đơn vị sẽ phải giải trình và có khi sẽ bị
xuất toán... Việc nghiên cứu, ban hành quy chế chi
tiêu nội bộ thường tập trung vào việc nâng cao thu
nhập cho giảng viên, cán bộ, nhân viên; các vấn đề
liên quan đến phục vụ đào tạo và nâng cao cơ sở vật
chất cho nhà trường chưa được chú trọng.
Thứ ba,
các trường ĐHCL chưa huy động được
tối đa các nguồn tài chính trong quá trình thực hiện
quản lý tài chính tại đơn vị. Hoạt động khoa học là
một trong hai hoạt động chính của các trường ĐHCL,
tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa
học chưa được chú trọng.
Thứ tư,
quản lý tài chính tại các trường ĐHCL còn
để xảy ra nhiều bất cập trong phân phối các khoản
chi và nội dung chi.
Thứ năm,
bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện
hành đã gián tiếp làm cho một số trường chưa thực
sự mặn mà với tự chủ tài chính. Thực tiễn cho thấy,
cơ chế tự chủ tài chính hiện hành chưa đảm bảo sự
công bằng cho cán bộ viên chức để các trường tham
gia thực hiện; chỉ khuyến khích các trường mở rộng
quy mô, tăng nguồn thu tài chính mà chưa thực sự
gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ sáu,
trong cơ chế tự chủ tài chính chưa có chế
tài xử lý, gắn trách nhiệm giải trình của các trường
và các cơ quan chức năng nhà nước, dẫn tới việc lập
và giao dự toán thu sự nghiệp cho các trường thiếu