TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
125
hỗ trợ nhau và tạo nên thế mạnh cho những vùng,
địa phương có thế mạnh về cảng biển. Ở Việt Nam,
xu hướng KCN gắn với cảng biển phát triển ngày
càng nở rộ và phát huy hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, KCN là một loại hình kinh tế
đặc biệt, có tính đặc thù là sử dụng nhiều đất đai, thời
gian tồn tại lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh
tế - xã hội và đặc biệt là môi trường. Quy hoạch, lựa
chọn địa điểm xây dựng, phát triển các KCN phải
đảm bảo nguyên tắc tối ưu là phải ở gần sân bay, bến
cảng, các trục giao thông chính, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các dịch vụ
phục vụ trực tiếp cho sản xuất... Trong các yếu tố
này, vị trí của cảng biển là quan trọng nhất nhằm tạo
ra lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, địa điểm xây dựng
các KCN phải được hình thành trên cơ sở quy hoạch
phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội của các vùng,
địa phương, lãnh thổ, gắn mục đích phát triển kinh
tế của địa phương với chuỗi liên kết kinh tế trong
nước và đặt trong mối quan hệ với thương mại thế
giới. Việc quy hoạch phải đảm bảo quy hoạch vùng,
ngành gắn với an ninh, quốc phòng, nhằm phát huy
tốt lợi thế so sánh và phù hợp với cơ cấu nguồn lao
động; Sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực, bảo vệ
môi trường, đồng thời lấy các KCN làm hạt nhân để
hình thành các khu đô thị mới...
Ngoài ra, xu hướng chung cũng cho thấy, cần
hướng đến sự phát triển bền vững của mô hình
đô thị - công nghiệp - cảng trên nền tảng hợp tác
chặt chẽ. Sự lớn mạnh của nền kinh tế công nghiệp,
cảng, lưu thông hàng hóa sẽ gắn liền với sự phát
triển về cả quy mô cũng như tính chất, chức năng
của đô thị. Hiện tại, các đại đô thị trên thế giới đều
Xu hướng phát triển
khu công nghiệp - cảng biển hiện nay
Hiện nay, việc hình thành các khu công nghiệp
(KCN) bên cạnh cảng biển đang trở thành xu hướng
tất yếu. Không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của vùng, địa phương, mà còn là một trong
những yếu tố phục vụ rất tốt cho dịch vụ hậu cần
cảng biển và ngành Dịch vụ logistics. Đây là 2 yếu tố
Phát triểnmôhìnhkhuđôthị - côngnghiệp -
cảngtại TP. Hồ Chí Minhvà đề xuất chính sách
ThS. Tề Trí Dũng
- Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận*
Hiện nay, việc hình thành các khu công nghiệp bên cạnh cảng biển đang trở thành xu hướng tất yếu nhằm
phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương cũng như phục vụ cho dịch vụ hậu cần cảng
biển và ngành dịch vụ logistics. Bài viết trao đổi về xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp - cảng
biển hiện nay, thực tiễn từ Khu đô thị cảng Hiệp Phước và đưa ra một số đề xuất về cơ chế chính sách cho
việc phát triển hoàn thiện Khu đô thị cảng Hiệp Phước theo đúng định hướng của Thành ủy, UBND TP. Hồ
Chí Minh, góp phần thu hút đầu tư, phát triển không gian đô thị, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
Thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ khóa: Khu chế xuất, khu công nghiệp, dịch vụ, giải phóng mặt bằng, IPC.
At present, the establishment of industrial parks
alongside seaports is becoming an indispensable
trend to promote socio-economic development of
the regions as well as support port services and
logistics. The article discusses the trends of the
seaport industrial park models, the practiceof
the Hiep Phuoc seaport urban area and then
proposes recommendations on mechanisms
and policies for urban development of Hiep
Phuoc in accordance with the orientation of
the Ho Chi Minh City People’s Committee to
attract investments, develop urban space and
strongly transform the economic structure of
the city in the direction of industrialization
and modernization.
Keywords: Export processing zone, industrial park, service,
site clearance, IPC.
Ngày nhận bài: 15/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/12/2017
Ngày duyệt đăng: 4/12/2017
*Email: