TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
29
những ngành được coi là thế mạnh của Việt Nam,
theo Viện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn, từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng năng
suất có dấu hiệu suy giảm. Tăng trưởng các nhân tố
tổng hợp TFP ở Việt Nam có xu hướng không cao
và giảm dần. Các nước láng giềng như Trung Quốc,
Thái Lan, các nhân tố tổng hợp TFP đóng góp 80%
vào tăng trưởng nông nghiệp, ở Việt Nam giai đoạn
2000-2010 là 57%, từ năm 2010 trở lại đây chỉ 35%.
Ngoài ra, Việt Nam đang rơi vào tình trạng tăng
trưởng năng suất bị chững lại. Đặc biệt, năng suất
vẫn thấp và giảm mạnh ở khu vực doanh nghiệp
(DN) ngoài quốc doanh. Theo nhóm nghiên cứu
của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội
quốc gia đưa ra tại Hội thảo Xu hướng phát triển
của lao động trong các loại hình DN ở Việt Nam,
ngày 14/9/2017, so với các loại hình DN khác, năng
suất lao động bình quân hàng năm/lao động trong
DN ngoài quốc doanh đứng ở vị trí thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2014. Khoảng cách về năng suất lao
động của loại hình DN này với các loại hình DN
đang ngày càng nới rộng.
Để nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam
Trong thời gian qua, để nâng cao năng suất vốn,
hiệu quả sử dụng nguồn lực, Chính phủ cũng đã
và đang tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân
hàng và thị trường tài chính theo hướng tăng quy
mô, tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh; Cải
thiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư cũng như khả năng
tiếp cận tín dụng của khu vực DN nhỏ và vừa, bên
cạnh cải cách chính sách đất đai, tháo gỡ nút thắt về
hạn điền… Đồng thời, chú trọng phân bổ, sử dụng
hiệu quả nguồn lực, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa
học công nghệ… Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi cần
nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa nhằm nâng cao
năng suất lao động.
Đặc biệt, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 6,85%/năm trong 3 năm tới, tốc độ tăng
năng suất cần phải nhanh hơn nữa, trong đó tăng
năng suất lao động phải đạt bình quân khoảng 6%
với các nước trong khu vực vẫn còn ở mức cao, so
với Singapore năm 2016 là 14,3 lần; với Maylaysia
5,7 lần, với Thái Lan 2,7 lần.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Diễn đàn
Phát triển Việt Nam cũng cho thấy, trong 5 năm
qua, dù đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận,
nhưng năng suất lao động yếu là vấn đề rất quan
ngại với Việt Nam. Tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam đạt trung bình 4%/năm, ở cùng giai
đoạn phát triển như Việt Nam, Trung Quốc đạt tốc
độ 7%, Hàn Quốc là 5%. Mức tăng trưởng năng suất
lao động trên sẽ khó giúp Việt Nam đạt tăng trưởng
nhanh và bền vững.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, giai đoạn 2006-2016,
mức đóng góp của năng suất lao động vào tốc độ
tăng GDP của toàn nền kinh tế khá lý tưởng, đạt
65,7% bình quân cả giai đoạn.
Số liệu về tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm
bình quân giai đoạn 2006-2016 của 20 ngành kinh
tế cấp 1 cho thấy, tất cả các ngành kinh tế đều có
tốc độ tăng trưởng dương, song có tới 11/20 ngành
kinh tế đạt được giá trị tăng trưởng dương không
phải do đóng góp chủ yếu của tăng năng suất lao
động. Trong đó, có 4/20 ngành suy giảm năng suất
lao động bình quân trong giai đoạn 2006-2016 và
7/20 ngành kinh tế tăng trưởng giá trị tăng thêm
dựa vào tăng trưởng lao động (đóng góp của tăng
năng suất lao động trong tốc độ tăng trưởng chưa
đạt mức lý tưởng 60%). Điều này cho thấy, nền
kinh tế Việt Nam có tới 50% số ngành kinh tế tăng
trưởng giá trị tăng thêm không dựa vào tăng năng
suất lao động.
Như vậy, thời gian qua dù năng suất lao động
của Việt Nam dù đã được cải thiện, song vẫn ở mức
thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấp
so với nhu cầu phát triển. Năm 2017, năng suất lao
động của toàn nền kinh tế đã tăng 5,87%, cao hơn
mức tăng 5,29% của năm 2016, nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và
cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các
nước trong khu vực.
Một thực trạng đáng lo ngại khác là các động
lực trước đây trong tăng năng suất của kinh tế Việt
Nam đã có dấu hiệu chững lại như chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, từ chỗ đóng góp phần lớn vào tăng
năng suất lao động thì nay đã đóng góp ngày càng
ít hơn. Nếu giai đoạn 2008-2010, chuyển dịch cơ cấu
ngành đóng góp khoảng 59%, thì giai đoạn 2011-
2015 giảm xuống còn khoảng dưới 30%, có năm chỉ
còn khoảng dưới 10%.
Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp – một trong
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Diễn
đàn Phát triển Việt Nam, trong 5 năm qua, dù
đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận,
nhưng năng suất lao động yếu là vấn đề rất
quan ngại với Việt Nam. Tốc độ tăng năng suất
lao động của Việt Nam đạt trung bình 4%/
năm, ở cùng giai đoạn phát triển nhưViệt Nam,
Trung Quốc đạt tốc độ 7%, Hàn Quốc là 5%.