84
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Thứ nhất,
các DN cần thay đổi quan niệm về tầm
quan trọng của giá trị thương hiệu, định giá cũng
như quản lý thương hiệu trong hoạt động kinh
doanh của mình. Các chuyên gia cảnh báo, kinh
tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, các thương
vụ mua bán, sáp nhập, phát hành cổ phiếu diễn ra
tấp nập, nếu không quan tâm định giá thương hiệu
rất dễ bị bán hớ tài sản vì đã không tính giá trị tài
sản là thương hiệu vào trong giá trị DN. Tại Việt
Nam, hàng loạt thương hiệu lớn như VietinBank
nằm trong top 400 thương hiệu ngân hàng toàn
cầu với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD năm
2016, Mobiphone là 391 triệu USD. Thậm chí, nhiều
thương hiệu đã lọt vào top đầu thế giới, lại chưa
được xác định như giá trị tài sản DN tại Việt Nam.
Điều này khiến Nhà nước có thể bị thất thoát lớn
trong quá trình cổ phần hóa, DN thiệt thòi trong quá
trình cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, mua
bán sáp nhập...
Việc định giá tài sản thương hiệu là nhu cầu
thiết thực, định hướng ưu tiên đối với các DN
thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam, trong
bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu
rộng, mức độ cạnh tranh với DN nước ngoài ngày
càng khốc liệt. Đối với các DNNN hiện đang trong
quá trình cổ phần hóa thì việc nhận thức tầm quan
trọng của định giá thương hiệu DN càng trở nên
cấp thiết hơn. Để làm thay đổi nhận thức này,
trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh truyền
thông, thông tin, tạo ra lan tỏa về nhận thức để
giúp các DN hiểu rõ hơn.
Thứ hai,
cần ban hành cơ sở pháp lý rõ ràng hơn
cho hoạt động định giá thương hiệu DN. Chẳng hạn,
cần có quy định cân đối và phân định rõ 2 nhóm tài
sản hữu hình và vô hình, khiến bản thân DN và các
nhà đầu tư mới chú ý hơn vào tài sản vô hình, từ
đó giá trị thương hiệu mới được phát huy và cũng
kéo theo hoạt động định giá thương hiệu trở nên
sôi động và phổ biến hơn trong hoạt động của cộng
đồng DN. Tuy nhiên, Nhà nước không cần thiết phải
quy định phương pháp định giá thương hiệu, không
khống chế chi phí trong việc xác định giá trị thương
hiệu ở các DN có vốn của Nhà nước trong quá trình
định giá, cổ phẩn hóa DNNN. Việc này có thể giao
hết cho các công ty tư vấn có chức năng trong định
giá tài sản để đảm bảo đúng thông lệ quốc tế trong
định giá DN, thương hiệu. Nói cách khác, Nhà nước
không ép buộc các DN phải tính theo phương pháp
định giá thương hiệu nào mà để cho các DN tự định
đoạt phương thức chính xác nhất, có lợi nhất cho
chính DN…
Thứ ba,
các DN chú trọng đầu tư và xác định giá
trị thương hiệu. Một nghiên cứu của Brand Finance
cho thấy, ở những nước tiên tiến, tài sản hữu hình
chỉ chiếm 25-30%, trong khi đó ở Việt Nam tài sản
hữu hình lại chiếm quá lớn, trong khi tài sản vô hình
lại không đáng kể. Chẳng hạn, Vinamilk là một DN
đứng hàng đầu Việt Nam về quảng bá thương hiệu
với giá trị của DN hiện được định giá lên đến hơn 7
tỷ USD. Tuy nhiên, kết cấu của tài sản vô hình hay
quyền sở hữu trí tuệ lại được đánh giá là rất thấp,
chỉ chiếm 14%. Điều đó cho thấy, DN cần quan tâm
nhiều hơn đến việc đầu tư và xác định giá trị thương
hiệu của chính DN mình. Đồng thời, khi muốn tiến
hành mua bán, sáp nhập với các DN khác, cũng cần
có kế hoạch trong việc định giá thương hiệu DN đối
tác để các thương vụ đó thực sự mang lại những lợi
ích kinh tế to lớn.
Thứ tư,
khuyến khích và tạo điều kiện để các
hãng định giá thương hiệu trong nước hình thành
và phát triển. Trong những năm gần đây, tại Việt
Nam đã bắt đầu xuất hiện công ty luật, công ty
tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá thương
hiệu, định giá DN. Hiện nay, dù vẫn tồn tại không
ít quan điểm cho rằng, việc định giá thương hiệu
DN nên thuê các đối tác nước ngoài bởi tính
chuyên nghiệp và khách quan của các hãng này
song thực tế cho thấy, theo sự phát triển chung thì
vẫn cần phải thúc đẩy các đơn vị định giá trong
nước phát triển…, qua đó không chỉ tiết giảm
được chi phí mà việc định giá cũng có thể sẽ dễ
dàng hơn do nắm rõ, am hiểu hơn so với các hãng
định giá quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Hội thảo Xây dựng, Phát triển và định giá thương hiệu do Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học Công nghệ, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia tổ chức ngày
4/7/2017;
2. Xuân Thạch (2017), Định giá thương hiệu: Doanh nghiệp Việt ở thế khó,
Vietnamnet.
3. Trung Anh (2017), Khoảng trống định giá thương hiệu, Báo Sài Gòn Đầu tư;
4. Vũ Khuê (2017), Định giá thương hiệu, nhiều DN bỏ quên tài sản vô hình,
Thời báo Kinh tế Việt Nam;
5. Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam (2017), Giá trị thương hiệu và
định giá thương hiệu - Những điều DN cần quan tâm;
6. Công ty Luật Trí Tâm (2017), Định giá thương hiệu của doanh nghiệp như
thế nào?
Tại Việt Nam, hàng loạt thương hiệu lớn như
VietinBank nằm trong top 400 thương hiệu
ngân hàng toàn cầu với giá trị thương hiệu
đạt 249 triệu USD năm 2016, Mobiphone là
391 triệu USD.