76
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
chính sách và pháp luật, trong đó đánh giá việc tuân
thủ và chấp hành các quy định bao gồm các lĩnh vực
về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN,
thuế, thu nộp NSNN, chế độ BCTC, báo cáo giám
sát tài chính và báo cáo khác; Giải trình của DN đối
với các ý kiến đánh giá của DN kiểm toán độc lập, ý
kiến của Kiểm soát viên, của cơ quan đại diện chủ sở
hữu và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về BCTC
của DN; Tình hình thực hiện việc cơ cấu lại vốn nhà
nước đầu tư tại DN, cơ cấu lại vốn của DN đầu tư
tại công ty con, công ty liên kết… Bên cạnh đó, việc
giám sát tài chính của các DNNN còn tập trung vào
các công ty con, công ty liên kết và giám sát vốn của
DN đầu tư ra nước ngoài thông qua việc sử dụng
các phương thức giám sát như: Giám sát trực tiếp,
giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong,
giám sát sau, trong đó tập trung vào phương thức
giám sát gián tiếp.
Nâng cao hiệu quả
giám sát tài chính trong thời gian tới
Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn cho
thấy, công tác giám sát tài chính tại các DNNN
hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đó, cơ
chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại
DNNN còn phân tán, chồng chéo; Giám sát vốn
nhà nước đầu tư tại DN chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu
quả chưa cao; Công tác giám sát tài chính được
thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp
sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh,
chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nước… Để khắc phục
những hạn chế trong công tác giám sát tài chính tại
các DNNN, trong thời gian tới, cần chú trọng triển
khai các nội dung sau:
- Tiếp tục nghiêm túc thực hiện các quy định về
giám sát tài chính tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP
ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Thông tư số
200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong đó, cần
quan tâm đến các nội dung như: Nội dung giám sát,
Công tác tổ chức giám sát; Căn cứ thực hiện giám sát
tài chính; Phương thức giám sát; Quy trình xử lý của
cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DN được đưa vào
diện giám sát tài chính đặc biệt; Trách nhiệm của Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc DN
thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt…
- Nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu phản ánh tình
hình huy động vốn như hệ số nợ; các chỉ tiêu phản
ánh khả năng thanh toán như hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán ngay;
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn như
hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, vòng quay vốn
lưu động; Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
như khả năng sinh lời hoạt động, khả năng sinh lời
tài sản, khả năng sinh lời vốn chủ. Từ đó, giúp nhận
diện rủi ro tài chính của các DNNN để có biện pháp
điều hành, xử lý kịp thời.
- Bổ sung các chỉ tiêu giám sát liên quan đến đặc
thù ngành nghề kinh doanh, bởi vì đặc thù ngành
nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và
hiệu quả hoạt động của DN như các chỉ tiêu liên
quan đến sản lượng khai thác, thăm dò; năng suất
lao động trên doanh thu…
- Cần phải tổ chức bộ máy giám sát một cách chặt
chẽ, các bộ ngành và địa phương phải có đầu mối
thống nhất cũng như việc công khai quy trình giám
sát cũng như nguồn nhân lực cho công tác giám
sát tài chính ở tất cả các cấp. Tách bạch vai trò giữa
cơ quan giám sát và cơ quan thực hiện chức năng
chủ sở hữu để đảm bảo sự độc lập, khách quan của
công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả DN.
Chức năng giám sát của các cơ quan giám sát (Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cần độc lập tương
đối, đồng thời phối hợp cùng cơ quan đại diện chủ
sở hữu. Cần có cơ chế giám sát thực hiện công khai
thông tin của các DN và các cơ quan chủ sở hữu, gắn
với chế tài cụ thể và đủ mạnh…
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm
toán về tài chính đối với DNNN, không để xảy ra
thất thoát vốn, tài sản nhà nước; Thực hiện công khai,
minh bạch, đúng pháp luật trong đầu tư, quản lý tài
chính, mua sắm, phân phối thu nhập. Hoàn thiện cơ
chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện nghiêm túc
chế độ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
và công khai thông tin tài chính. Xử lý nghiêm lãnh
đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại
DN không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không
đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất
thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước…
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu
tư vốn nhà nước vào DN; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và
công khai thông tin tài chính của DNNN và DN có vốn Nhà nước;
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về
giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu
quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và DN có vốn
Nhà nước;
3. TS. Nguyễn Mạnh Thiều (2017), Về phương thức giám sát tài chính đối với
DN có vốn nhà nước, Tạp chí Tài chính tháng 5/2017;
4. TS. Phạm Thái Hà, Kinh nghiệm giám sát tài chính DNNN tại một số nước,
Tạp chí Tài chính tháng 9/2017;
5. Thùy Dương (2016), Giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều
khó khăn, Thông tấn Xã Việt Nam.