TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
81
lại. Đây là tiêu chí định tính cần được xem xét khi
đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.
Bởi vì trong quá trình ra quyết định đầu tư, vai trò
của người làm công tác tài chính (đánh giá và lựa
chọn dự án đầu tư) tại doanh nghiệp là vô cùng
quan trọng. Những đóng góp của họ thể hiện vai
trò của công tác tài chính trong công tác quản trị
chung toàn doanh nghiệp.
Ứng dụng mô hình Dupont
trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ROE
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, nghiên
cứu này đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
ROE của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
V n kinh doanh
bình quân
V n kinh doanh
bình quân
V n ch s h u
bình quân
V n kinh doanh
bình quân
V n kinh doanh
bình quân
V n ch s h u
bình quân
Trong đó:
- NI: Lợi nhuận sau thuế.
- EBT: Lợi nhuận trước thuế.
- EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
- Vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu
bình quân: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của
doanh nghiệp.
Hay:
Vòng quay
V n kinh doanh
Vòng quay
V n kinh doanh
Trên cơ sở nhận biết 5 yếu tố trên, doanh nghiệp
có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE
theo 2 nhóm như sau:
Một là,
nhóm các yếu tố liên quan đến đòn bẩy
tài chính: Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ
vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt
động và đảm bảo cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.
Việc điều chỉnh cơ cấu tài chính sẽ liên quan
đến gánh nặng lãi vay, có thể gia tăng mức độ ảnh
hưởng của đòn bẩy tài chính và làm gánh nặng lãi
vay tăng lên và ngược lại.
Hai là,
nhóm các yếu tố không liên quan đến đòn
bẩy tài chính: Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng
cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng
quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm
và hợp lý cơ cấu của tổng tài sản; Tăng doanh thu,
tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng của
sản phẩm, từ đó, tăng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay
và thuế trên doanh thu thuần; Giảm gánh nặng thuế
bằng việc áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp.
Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả quản trị tài
chính doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc trong việc lựa chọn
yếu tố tác động phù hợp để gia tăng chỉ tiêu ROE,
khi mức rủi ro chấp nhận được.
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp là một
vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư cũng
như các đối tượng liên quan. Để đánh giá hiệu quả
quản trị tài chính doanh nghiệp, có thể sử dụng
nhiều chỉ tiêu cũng như phương pháp phân tích
khác nhau. Khi đánh giá, cần quan tâm không chỉ
các chỉ tiêu định lượng mà còn phải xem xét đến
các chỉ tiêu định tính và các nhân tố ảnh hưởng cho
mục đích nghiên cứu.
Để giúp các nhà đầu tư cũng như các bên liên
quan có được thông tin chính xác về hiệu quả quản
trị tài chính doanh nghiệp tại các doanh nghiệp,
nghiên cứu này chỉ ra 7 chỉ tiêu định lượng, 3 chỉ
tiêu định tính và 2 nhóm nhân tố tác động được sử
dụng trong việc phân tích và đánh giá.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài chính;
2. Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB
Thống kê;
3. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
và hiệu quả tài chính: Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010;
4. McMahon, Holmes, Hutchinson, Forsaith (1993), Small Enterprise
Financial Management: Theory and Practice, Marrickville, Harcourt Brace;
5. Pierre Vernimmen (2005), Corporate Finance Theory and Practice, John
Wiley & Son Limited;
6. Van Horne and Wachowicz (12th Edition), Fundamentals of Financial
Management, Pearson Education Limited;
7. Brealey, Myers and Allen (10th Edition), Principles of Corporate Finance,
McGraw-Hill/Irwin.
Đầu tư là quyết định quan trọng bậc nhất
trong 3 quyết định chủ yếu của tài chính
doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng
sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp,
từ đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu
và ngược lại.