TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
83
hiệu hoặc đơn thuần sử dụng các chỉ số tài chính.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một trong hai cách trên,
việc đánh giá giá trị của thương hiệu không thể trọn
vẹn và chính xác vì thiếu một trong hai yếu tố hoặc
là của tài chính, hoặc là của marketing. Do vậy, để
có thể kết hợp cả hai ưu điểm trên, năm 1988, Hãng
Interbrand đã đề ra phương pháp “kinh tế”. Phương
pháp này giúp tính ra giá trị của thương hiệu không
chỉ phù hợp với các nguyên lý tài chính hiện nay mà
còn có thể dùng để so sánh với tất cả tài sản khác
của DN. Vì vậy, đến nay, phương pháp kinh tế đã
trở thành hệ phương pháp được thừa nhận rộng rãi
nhất, được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên
toàn thế giới.
Phương pháp kinh tế do hãng Interbrand đưa ra
dựa trên những nguyên tắc cơ bản của marketing
và tài chính. Cụ thể, ở khía cạnh marketing, DN
quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của thương
hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Trước hết,
thương hiệu giúp khơi dậy nhu cầu cần mua ở
người tiêu dùng (có thể là cá nhân hoặc DN, tập
đoàn). Nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện thông
qua doanh thu dựa trên số lượng mua, giá cả và
mức độ thường xuyên. Ở khía cạnh tài chính, giá
trị thương hiệu chính là giá trị quy về hiện tại của
thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ
thương hiệu. Theo lý thuyết tài chính quốc tế, dòng
tiền mặt được chiết khấu (DCF) và giá trị hiện tại
ròng (NPV) của thu nhập trong tương lai là những
khái niệm thích hợp để đo lường giá trị của bất kỳ
loại tài sản nào. Phương pháp quy về giá trị hiện
tại ròng lúc đầu dựa trên dòng tiền mặt được chiết
khấu và ngày nay nhiều DN trên thế giới xem nó
như mô hình lợi nhuận kinh tế dùng để dự báo tài
chính. Theo định nghĩa, cả thuật ngữ DCF lẫn lợi
nhuận khi quy về giá trị hiện tại ròng sẽ có giá trị
tương tự nhau...
Bất cập trong xác định
giá trị thương hiệu tại Việt Nam
Trên thế giới, định giá thương hiệu đã là một
hoạt động phổ biến, nhất là trong hoạt động mua
bán, sáp nhập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm
định giá thương hiệu đối với các DN vẫn còn tương
đối mới mẻ. Nhiều DN chưa thực sự coi trọng việc
định giá thương hiệu. Theo Samir Dixit, Giám đốc
điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương
thuộc Hãng định giá thương hiệu hàng đầu thế
giới Brand Finace, tại nhiều quốc gia phát triển, giá
trị thương hiệu thường chiếm 47% tổng giá trị DN,
còn ở Việt Nam, con số này không tính được vì
chưa nằm trong bảng cân đối kế toán, sổ sách theo
dõi sự biến động của tài sản không theo dõi sự biến
động của tài sản vô hình - thương hiệu DN. Thực
trạng này khiến cho trong nhiều cuộc mua bán, sáp
nhập, chuyển nhượng, phát hành cổ phiếu lần đầu
ra công chúng, DN Việt Nam đã bị mất đi số tài sản
không nhỏ. Dù nhiều DN Việt Nam “mạnh tay” chi
tiền để xây dựng thương hiệu, nhưng lại không xác
định được giá trị của tài sản vô hình này, dẫn đến
tình trạng lãng phí nguồn lực, bỏ lỡ các cơ hội kinh
doanh khi mà định giá thương hiệu chưa được chú
trọng đúng mức.
Thực tế cũng cho thấy, công tác định giá thương
hiệu DN ở Việt Nam không hề đơn giản do khó
khăn trong tiếp cận thông tin của DN. Ngoài những
báo cáo tài chính, những chi phí thương hiệu trong
quá khứ thì những thông tin trong tương lai rất
khó để tiếp cận, tính toán; các chỉ số, các quy định
pháp lý về định giá thương hiệu còn chưa chặt chẽ,
rõ ràng khiến các DN lúng túngkhông biết hạch
toán và định giá như thế nào cho phù hợp... Việc
xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương
hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết... bằng giá trị
thương hiệu đối với các DN thuộc mọi thành phần
kinh tế ở nước ta vẫn còn là một khoảng trống bỏ
ngỏ. Hiện nay, việc xác định giá trị tài sản góp vốn
đã được Luật DN quy định và tuy các cơ quan
quản lý cũng đã có một số văn bản hướng dẫn,
song việc định giá giá trị thương hiệu, đặc biệt là
tại các DNNN khi tiến hành cổ phần hóa không hề
dễ dàng, từ đó phần nào làm ảnh hưởng đến tiến
độ thoái vốn của DNNN.
Trong thời gian gần đây, dù đã có định giá
thương hiệu nhưng mới chỉ mang tính tự phát và
các bên thỏa thuận thực hiện giao dịch mà không
theo tiêu chuẩn tài chính quốc tế. Ngoài ra, việc
đánh giá thương hiệu vẫn do các đơn vị nước
ngoài thực hiện là chủ yếu, trong khi các hãng định
giá trong nước vẫn chưa nhiều và chưa tạo được
niềm tin từ các DN. Trong khi đó, tại nhiều quốc
gia cho thấy, cần phải có cả những đơn vị định giá
thương hiệu trong nước mới có thể đi sâu sát vào
từng nhóm ngành, hay từng tiêu chí phân loại khác
nhau, giúp tăng giá trị cho DN cũng như tính minh
bạch cho thị trường chứng khoán.
Đề xuất kiến nghị
Từ khi các DN nhận ra giá trị kinh tế của thương
hiệu, nhu cầu quản lý hiệu quả tài sản thương hiệu
đã và đang tăng cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
DN định giá được thương hiệu của mình? Theo các
chuyên gia thương hiệu, trong thời gian tới, cần chú
trọng một số vấn đề sau: