86
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
hơn. Yo Han An và Tony Naughton (2006) nghiên
cứu về ảnh hưởng của sở hữu gia đình đến giá trị
DN và chất lượng thu nhập của các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Hàn Quốc trong giai đoạn khủng
hoảng từ 2000 - 2005. Kết quả chỉ ra rằng, sở hữu gia
đình có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm vấn
đề đại diện. Những đặc điểm riêng biệt của sở hữu
gia đình có thể ảnh hưởng đến giá trị công ty và chất
lượng thu nhập...
Haghighat và Homayoun (2004) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa dồn tích và thu nhập cho kết luận
rằng, có một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống
kê tích cực giữa chất lượng của dồn tích và các yếu
tố sau: Quy mô của các công ty, thu nhập, dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh và bán hàng. Francis và
cộng sự (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất
lượng thu nhập, chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở
hữu. Họ tìm thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa
chất lượng thu nhập và chi phí, khi mà các công ty
có chất lượng thu nhập thấp có tỷ lệ nợ và chi phí
cho cổ phiếu phổ thông cao.
Dựa vào lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu
trước, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
EQ it = α + β1Family it+ β2Foreign it + β3 Sizeit
+ β4Lev it + β5 D/Eit + β6GROWTH it + β7PPE it +
β8 LIQD it + ε
Trong đó:
EQ1 đo bằng tỷ lệ giữa dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận sau thuế (Penman, 2001).
Dòng tiền hoạt động (OCF) là một chỉ số đo lường
mức lợi nhuận của một công ty tốt hơn thu nhập vì
một công ty có thể cung cấp số liệu dương về thu
nhập trên các báo cáo tài chính nhưng có thể vẫn
không có khả năng trả nợ. Nếu công ty thông báo
số liệu về thu nhập đạt mức cao kỷ lục nhưng lại có
nguồn tiền âm, điều đó chứng tỏ công ty này đang
gặp vấn đề với dòng tiền và công ty này đã sử dụng
các thủ thuật kế toán nhằm đánh bóng hình ảnh của
công ty. Tỷ số này càng nhỏ thì độ trung thực của
lợi nhuận càng cao.
EQ1 = OCF/ EAT = (EBIT + Khấu Hao – Thuế)/
Lợi nhuận sau thuế
Trong đó: EQ1: Chất lượng thu nhập; OCF: Dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh; EAT: Lợi nhuận sau thuế.
Biến độc lập:
- Tỷ lệ sở hữu gia đình (Family): Tỷ lệ này được
tính bằng cách lấy số cổ phiếu do các thành viên gia
đình nắm giữ chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu
hành của công ty. Theo quan điểm của lý thuyết
đại diện, chủ sở hữu gia đình có một động lực giám
sát mạnh mẽ để giữ của cải vì họ là những NĐT
dài hạn. Sự giám sát chặt chẽ này giúp cho giảm
bớt hành vi cơ hội của nhà quản lý, giảm quản lý
thu nhập.
- Sở hữu nước ngoài: Là tỷ lệ nắm giữ cổ phần
của tất cả các cổ đông nước ngoài tính đến cuối năm
và được tính bằng tổng số cổ phần do cổ đông nước
ngoài nắm giữ chia cho tổng số cổ phần đang lưu
hành. Theo lý thuyết tín hiệu, công ty có quyền sở
hữu vốn của nước ngoài càng cao thì chất lượng thu
nhập càng thấp vì công ty có xu hướng điều chỉnh
giảm lợi nhuận để có thể đóng thuế thấp hơn.
- Quy mô DN (Size): Quy mô DN được thể hiện
là logarit của Tổng tài sản. Việc sử dụng biến này để
kiểm tra liệu chất lượng thu nhập có bị ảnh hưởng
bởi quy mô DN không.
- Đòn bẩy tài chính (LEV): Nhân tố này được đo
lường bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho tổng
tài sản của DN. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính được đo
lường thêm bằng chỉ tiêu D/E, được tính bằng cách
lấy nợ dài hạn có trả lãi chia cho vốn chủ sở hữu. Hệ
số này càng lớn thì các nhà quản lý càng có động cơ
điều chỉnh thu nhập của công ty phù hợp với những
quy ước trong hợp đồng vay.
- Tăng trưởng (GRW): Là tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu của công ty, được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay
đổi hàng năm doanh thu. Các công ty tăng trưởng
cao thường được coi là những công ty có rủi ro và có
khả năng thổi phồng lợi nhuận. Do vậy, tăng trưởng
có khả năng sẽ làm giảm chất lượng thu nhập.
- Tỷ lệ đầu tư tài sản vốn (PPE): Được tính bằng
giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là nhà
máy và máy móc thiết bị của công ty chia cho doanh
thu. Các DN có tỷ lệ PPE cao có thể dễ dàng theo
dõi hơn bởi các NĐT bên ngoài hơn các DN có tỷ lệ
đầu tư tài sản vô hình cao. Điều này khuyến khích
nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận phù hợp với yêu
cầu của NĐT.
- Tỷ lệ thanh khoản (LIQD): Được đo bằng tổng
tài sản ngắn hạn của công ty chia cho tổng nợ
hiện tại. Các nghiên cứu của Cerf (1961), Singhvi
và Desai (1971), Hossain (2001), Belkaoui và kahl
(1978) cho thấy, khả năng thanh toán càng cao, DN
càng tích cực công bố thông tin để chứng minh tình
trạng hoạt động tốt của DN mình, nên chất lượng
thu nhập càng cao
Khi có cơ hội các nhà quản trị sẽ thực hiện hành
đông điêu chinh lợi nhuận theo ý muốn chủ
quan của họ. Hanh đông này sẽ phần nào làm
cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá
sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh của DN
và từ đó đưa ra quyết định sai lầm.