90
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
cộng sự (2011).
Mô hình hồi quy có dạng:
Log (P0/(1-P0)) = Log {P(Y=1)/P(Y=0)} = β0 +
βiXit’ + µi + Uit
P0 = e β0 + βi. Xit’ + µi + Uit
1+ e β0 + βi. Xit’ + µi + Uit
Trong đó:
• βi là vecto (1*n) gồm các tham số là hệ số hồi
quy tương ứng của các biến độc lập của mô hình.
• Xit’ là vecto (1*n) gồm các biến độc lập của
mô hình.
Kết quả nghiên cứu
Trước tiên, nghiên cứu kiểm định hệ số tương
quan giữa các biến độc lập của mô hình. Kết quả
kiểm tra hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập
cho thấy các biến độc lập không có tương quan với
nhau nên không có dấu hiệu xảy ra hiện tượng tự
tương quan giữa các biến độc lập.
Tiếp theo, nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định
Hausman để đánh giá xem tác động cố định (FEM)
hay tác động ngẫu nhiên (REM) là mô hình phù hợp
cho việc đo lường khả năng kiệt quệ tài chính của
DN. Nếu phần dư và các biến độc lập không có mối
tương quan gì với nhau thì chọn mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM), và ngược lại sẽ chọn mô hình tác
động cố định (FEM).
Giả thuyết kiểm định được đưa ra như sau:
H0: Mô hình REM là mô hình phù hợp
H1: Mô hình FEM là mô hình phù hợp
Với kết quả p-value = 0,000<0,05 nên giả thuyết
H0 bị bác bỏ, vậy mô hình tác động cố định (FEM)
là phù hợp. Kết quả hồi quy theo FEM được thể hiện
trong bảng 3.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy giá trị Log
likelihood = - 348.0855 là khá
thấp, giá trị p-value của mô hình
là 0,0013 < 0,05 cho thấy mô hình
có ý nghĩa. Như vậy, mô hình
hồi quy nhị phân đưa ra phù
hợp với dữ liệu thực nghiệm của
nghiên cứu.
Các biến độc lập CA/CL, DEBT/
TA, SIZE có giá trị p-value<0,05, cho
thấy các biến này có ý nghĩa thống
kê, tức là có tác động đến biến phụ
thuộc (khả năng xảy ra kiệt quệ tài
chính), dấu của các hệ số hồi quy
cũng phù hợp với dấu kỳ vọng.
Hai biến độc lập còn lại là OCF/TA
và RE/TA có giá trị p-value >0,05
nên không tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ
tài chính của DN.
Từ bảng kết quả hồi quy, nghiên cứu xác định
mô hình hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài
chính của DN có niêm yết trên sàn chứng khoán
của Việt Nam.
Log(Y=1/Y=0) =0.0327199*CA/Cl +1.436792*Debt/
TA – 0.2287384*Size + µi + Uit
Từ kết quả hồi quy, xác định P0 là xác suất xảy ra
kiệt quệ tài chính theo phương trình sau:
e0.0327199*CA/CL+ 1.436792*DEBT/
TA - 0.2287384 SIZE + µ+ Uit
P0 =
e0.0327199*CA/CL + 1.436792*DEBT/
TA - 0.2287384 SIZE + µ+ Uit
1+ e0. 0327199*CA/CL + 1.436792*DEBT/
TA - 0.2287384 SIZE + µ+ Uit
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy:
- Khi tỷ số thanh toán hiện thời tăng 1% thì
Log Odd của khả năng bị kiệt quệ tài chính tăng
0,0327 đơn vị. Điều này cho thấy việc đầu tư quá
mức vào tài sản ngắn hạn gây nên sự mất cân đối
Bảng 2: Kết quả kiểm định Hausman
Chi 2(5) = 2552,04
Prob>chi 2 = 0.0000
Coefficients
(b-B)
S.E
FEM (b)
REM (B)
Difference
CA/CL
0.0327199 0.0245644 0.0081555 0.0131291
OCF/TA
0.2217217 -6.373214 6.594936 0.2215047
DEBT/TA
1.436792 0.3144296 1.122362 0.580999
RE/TA
0.0185015 -0.0123105 0.030812
0
SIZE
-0.2287384 -0.1229752 -0.105632 0.0901834
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Bảng 3: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM)
LR chi 2(5) = 19.84
Log likelihood = -348.0855
Prob>chi 2 = 0.0013
Y
Coef.
Std. Err.
Z
P > |z|
[ 95% Conf.
Interval]
CA/Cl
0.0327199 0.0165021 1.98 0.047 0.0003764 0.0650635
OCF/TA
0.2217217 0.8475853 0.26 0.794 -1.439515 1.882958
DEBT/TA
1.436792 0.6868676 2.09 0.036 0.0905559 2.783027
RE/TA
0.0185015 0.0518009 0.36 0.721 -0.0830263 0.1200293
SIZE
-0.2287384 0.0967842 -2.36 0.018 -0.0418432 -0.0390449
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả