82
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Ranks Hovis McDougall (RHM) đã thành công
trong việc chứng minh giá trị công ty của mình lớn
hơn rất nhiều nhờ vào danh mục thương hiệu mà
trước đây chưa từng được công nhận chính thức.
Theo đó, RHM đã thể hiện trong bảng cân đối tài
sản với con số 1,2 tỷ USD, đại diện cho giá trị của
60 thương hiệu công ty sở hữu. Các thương hiệu
đều được RHM đưa vào báo cáo tài chính năm 1988,
dưới dạng mục tài sản vô hình.
Ngày nay, định giá thương hiệu đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong hầu hết các quyết định tài
chính vàmarketing chiến lược của các tập đoàn, công
ty lớn trên thế giới. Định giá thương hiệu không chỉ
giúp DN bảo vệ tài sản thương hiệu mà còn giúp
DN định hướng phát triển trong thời gian dài. Việc
định giá đúng thương hiệu sẽ giúp DN đưa ra được
mức giá phù hợp khi tiến hành bán cổ phần DN
của mình. Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
khi thực hiện cổ phần hóa, định giá thương hiệu
giúp thu về cho ngân sách một số tiền không nhỏ,
tránh được tình trạng thất thoát khi thương hiệu bị
bỏ quên hoặc bị định giá thấp.
Theo các chuyên gia kinh tế, định giá thương
hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh
tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư
marketing và cho phép nhà quản trị ra kế hoạch và
ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Nói
cách khác, định giá thương hiệu là một quá trình
tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của thương hiệu
trong hiện tại và tương lai. Việc định giá thương
hiệu nhằm mục đích mua bán kinh doanh, chuyển
nhượng thương hiệu, theo dõi giá trị công ty, giá trị
cổ đông, huy động vốn, lập các kế hoạch về chiến
lược thương hiệu...
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử
dụng để định giá thương hiệu của DN nhưng phổ
biến vẫn là nghiên cứu ước lượng tài sản thương
Định giá thương hiệu trong bối cảnh hội nhập
Các nghiên cứu cho thấy, trong những năm 1980,
nếu như giá trị tài sản vô hình thường chiếm 20%,
tài sản hữu hình là 80% thì tại thời điểm hiện nay
con số này ngược lại, tài sản vô hình của doanh
nghiệp (DN), trong đó có giá trị của thương hiệu
có thể chiếm trên 73%. Một nghiên cứu khác về giá
trị thương hiệu của Hãng nghiên cứu thương hiệu
hàng đầu Interbrand cũng cho thấy, trung bình,
thương hiệu đóng góp một phần ba vào giá trị cổ
phiếu. Ở nhiều trường hợp, thương hiệu có thể
chiếm hơn 70% giá trị cổ phiếu.
Trên thế giới, hoạt động định giá thương hiệu
xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Cụ thể,
vào năm 1988, để tránh bị mua đứt bởi tập đoàn
khác, Tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Anh là
địnhgiá thươnghiệudoanhnghiệp tại Việt Nam
ThS. Vũ Ngọc Tuấn
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp*
Định giá thương hiệu là một trong những công cụ quản lý thương hiệu hiệu quả nhất, góp phần không
nhỏ trong việc tạo vị thế cho doanh nghiệp trên thương trường. Việc phát triển công tác định giá thương
hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp định hướng phát
triển trong thời gian dài. Bài viết trao đổi về hoạt động định giá thương hiệu, những bất cập trong công
tác định giá thương hiệu thời gian qua và đưa ra một số đề xuất cho thời gian tới.
Từ khóa: Định giá thương hiệu, doanh nghiệp, tài sản vô hình, giá trị thương hiệu.
Brand valuation is one of the most effective
brand management tools, contributing
significantly to positioning the business in the
market. The development of brand valuation
not only helps businesses protect brand assets
but also helps themwith development in the
long run. The paper discusses the brand
valuation, the inadequacies in the brand
valuation in the past and recommends some
suggestions for the coming time.
Keywords: Brand valuation, enterprises, intangible assets,
brand value
Ngày nhận bài: 16/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 4/12/2007
Ngày duyệt đăng: 5/12/2017
*Email: