6
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
nay vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và còn không ít
những khó khăn, thách thức phải vượt qua. Nhiều
văn bản pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập
chậm được ban hành hoặc chưa kịp thời sửa đổi,
bổ sung. Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn
vị sự nghiệp công lập còn chậm. Quy hoạch mạng
lưới chủ yếu còn theo đơn vị hành chính, chưa chú
trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm
vùng miền và nhu cầu thực tế. Hệ thống tổ chức
các đơn vị sự nghiệp còn cồng kềnh, manh mún,
phân tán, chồng chéo; quản trị nội bộ yếu kém, chất
lượng, hiệu quả dịch vụ thấp.
Chi tiêu ngân sách nhà nước cho các đơn vị
sự nghiệp công lập còn lớn, một số đơn vị thua
lỗ, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính còn hình thức, có phần thiếu minh bạch; việc
chuyển đổi từ phí sang giá và lộ trình điều chỉnh
giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời. Việc
thực hiện xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp
công còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán, giám sát và xử lý sai phạm trong hoạt động
của đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều bất cập…
Đẩy mạnh đổi mới
cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống
tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
(Nghị quyết số 19-NQ/TW) đã được Bộ Chính trị
ban hành với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện
và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công
lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý. Đồng thời,
giảm mạnh tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân
sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ
cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và
nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn
vị sự nghiệp công lập.
Hiện nay, do cơ chế quản lý đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ
vẫn đang ở quá trình hoàn thiện, trong đó có nội
dung tự chủ hoạt động, cách thức quản trị, vai trò
của cơ quan chủ quản cũng chưa được quy định
một cách đầy đủ và đồng bộ. Do vậy, để đảm bảo
hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài
việc ban hành đầy đủ khung pháp lý về tự chủ
tài chính, cần tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế
quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của đơn
vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết
số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 6
Khóa XII. Hiện nay, Bộ Tài chính đang cùng các
bộ, ngành tập trung hoàn thiện, trình ban hành
hành quyết định quy hoạch mạng lưới đơn vị sự
nghiệp công lập của tỉnh; Một số tỉnh, thành phố
khác như: Tiền Giang, Sơn La, Hải Phòng, Đồng
Nai, Đà Nẵng... cũng xây dựng và ban hành danh
mục dịch vụ sự nghiệp công.
Việc triển khai thực hiện các quy định trên đến
nay cơ bản ghi nhận những kết quả tích cực. Thống
kê cho thấy, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập
được giao quyền tự chủ tài chính chiếm tỷ lệ khá
cao, khoảng 90% số đơn vị sự nghiệp công lập
đang hoạt động với trên 50 nghìn đơn vị. Số thu sự
nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập tăng năm
sau cao hơn năm trước, chủ yếu nhờ tăng quy mô,
mở rộng hoạt động sự nghiệp và đa dạng hóa việc
cung cấp dịch vụ cho xã hội, qua đó thu hút thêm
số người tham gia thụ hưởng các hoạt động dịch vụ
sự nghiệp công.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành,
địa phương, đến cuối năm 2016, tổng nguồn thu sự
nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm
cả nguồn thu phí được để lại) đạt trên 70 nghìn tỷ
đồng. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp cùng với
nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường
xuyên ngân sách nhà nước giao đã góp phần bảo
đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm
theo quy định của Chính phủ.
Cùng với việc khai thác nguồn thu, các đơn vị
sự nghiệp công lập đã xây dựng các giải pháp quản
lý nội bộ để tiết kiệm chi phí. Theo báo cáo của các
bộ, cơ quan trung ương và địa phương, nhiều đơn
vị sự nghiệp tiết kiệm chi thường xuyên góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Trong
đó, 143 đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương
đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên khoảng
1.020 tỷ đồng; 1.486 đơn vị thuộc các địa phương
đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên khoảng
650 tỷ đồng.
Nhờ tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm
chi và thực hiện chế độ tự chủ, thu nhập và đời
sống của người lao động trong các đơn vị sự
nghiệp công lập đã từng bước được nâng lên, trong
đó thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức bình
quân khoảng từ 0,5 đến 1,5 lần tiền lương cấp bậc
của đơn vị. Ngoài ra, cơ chế tự chủ đã giúp các
đơn vị sự nghiệp công lập huy động nguồn vốn
phát triển hoạt động sự nghiệp. Nhờ đó, cơ sở vật
chất của các đơn vị sự nghiệp công lập đã được
tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động
sự nghiệp phong phú, đa dạng, phù hợp với chức
năng nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức
và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện