TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
9
tế này thu hút trên 51% lực lượng lao động cả
nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người
lao động mỗi năm... Sự phát triển của kinh tế
tư nhân đã chứng minh quan điểm, đường lối
nhất quán của Đảng ta từ khi từ khi đổi mới đến
nay. Các quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân
và phát triển kinh tế tư nhân thể hiện tập trung
trong các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện
Đại hội Đảng, nghị quyết chuyên đề của Trung
ương và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Trong đó, chủ trương nhất quán là phát triển
kinh tế nhiều thành phần và khẳng định: Kinh
tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân
là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh
tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội
lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về các thành phần kinh tế nói
chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói
riêng có một quá trình hình thành và phát triển
lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể từ năm
1986, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền
kinh tế nhiều thành phần chính thức được thừa
nhận trong văn kiện Đảng. Đại hội VI (12/1986)
khẳng định, cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng
rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần
kinh tế; Củng cố thành phần kinh tế XHCN bao
gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể
một cách toàn diện. Theo đó, cần xóa bỏ những
thành kiến thiên lệch, sử dụng mọi khả năng của
Bước phát triển trong đường lối,
chính sách về kinh tế tư nhân
Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và
phát triển doanh nghiệp Trung ương cho thấy,
sau hơn 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân
ở nước ta ngày càng phát triển với gần 620 nghìn
doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp tỷ trọng
trong GDP khoảng 40%, khoảng 30% giá trị tổng
sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, khoảng 64%
tổng lượng hàng hóa vận chuyển. Khu vực kinh
Pháttriển
kinhtế tưnhânởViệt Nam:
Bước chuyển lớntừđường lối, chính sách
ThS. Trần Thị Phương Hạnh, ThS. Trần Văn Giảng
- Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên *
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân luôn nhất
quán và ngày càng được hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển. Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng
định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng
xã hội chủ nghĩa. Thành phần kinh tế này được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không
cấm. Đây là kết quả của cả quá trình đổi mới và phát triển nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách
Since the reform (1986), the views and
stragegy toward private sector development
of the Party has been consistent and improved
by times. The Documentation of the XII
National Congress Meeting of the Party
affirmed: Private sector is an important
drive for a socialism-oriented economic
development. This economy component had
been developed in all industries that not
prohibited by the laws. This was the result
of the Party’s renovation and development of
perception about this economy component.
Keywords: Private sector, socialism, international eco-
nomic integration, policy
Ngày nhận bài: 23/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 13/3/2018
Ngày duyệt đăng: 19/3/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...121
Powered by FlippingBook