TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 9

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ra sức đầu tư phát triển; đối xử bình đẳng với
mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không
phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh,
đồng thời cần tạo điều kiện kinh tế và pháp lý
thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm
đầu tư làm ăn lâu dài.
Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân tiếp tục được
nâng tầm trong Văn kiện Đại hội IX (tháng 1/2001),
Đảng ta khẳng định, kinh tế tư bản tư nhân là
thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
được khuyến khích phát triển không hạn chế về
quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa
bàn mà pháp luật không cấm. Như vậy, từ Đại hội
VI đến Đại hội IX quan điểm của Đảng đã có bước
nhìn nhận mới về kinh tế tư nhân và đề ra định
hướng: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về
chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát
triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước,
kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh
nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động;
liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và
kinh tế nhà nước.
Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội IX, Nghị quyết
“Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến
khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” đã
được Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX thông qua vào năm 2002. Đây là lần
đầu tiên Đảng ta có một Nghị quyết chuyên đề về
kinh tế tư nhân. Bên cạnh việc khẳng định kinh tế
tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, Nghị quyết Hội nghị Trung ương
5 khóa IX đã đưa ra những đánh giá xác đáng về
đóng góp của kinh tế tư nhân, đó là: đóng góp quan
trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn
lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách
nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã
hội của đất nước. Đồng thời, chỉ rõ những hạn chế,
yếu kém của kinh tế tư nhân nước ta như quy mô
nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ
quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu,
các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết
chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh
tế XHCN… Trong văn kiện Đại biểu toàn quốc
thời kỳ đổi mới (Đại hội VI), sự tồn tại và hoạt
động của các thành phần kinh tế phi XHCN đã
được Đảng ta thừa nhận dưới sự chỉ đạo, dẫn
dắt của thành phần kinh tế XHCN. Tuy nhiên,
thời điểm đó, kinh tế tư nhân nói riêng, các thành
phần kinh tế phi XHCN nói chung vẫn được coi
là thành phần phải “cải tạo”, bằng những hình
thức và bước đi thích hợp, tránh chủ quan nóng
vội và cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế khác.
“Chính sách kinh tế nhiều thành phần” tiếp
tục được Bộ Chính trị khóa VI và Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 6 khóa VI nhất quán thực
hiện và khẳng định tại Nghị quyết số 16-NQ/
TW, ngày 15/7/1988. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị
khóa VI ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày
5/4/1988, bước khởi đầu quan trọng đối với kinh
tế tư nhân nước ta, mở đường cho những bước
đột phá sau này. Đảng ta xác định hộ nông dân là
đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách
thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp, tạo động lực
cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục
và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang
sản xuất hàng hóa.
Nhất quán quan điểm Đại hội VI, Đại hội VII
(tháng 6/1991) thể hiện quan điểm rõ ràng về việc
khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân
phát triển. Văn kiện Đại hội VII khẳng định: Kinh
tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực
sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà
nước và mọi người được tự do kinh doanh theo
pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập
hợp pháp. Theo Văn kiện Đại hội VII, kinh tế tư
bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy
mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề
mà luật pháp không cấm. Như vậy, từ chỗ coi kinh
tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế có thể
sử dụng nhưng cần “cải tạo” bằng những bước đi
thích hợp, Đại hội VII đã thực sự coi kinh tế tư
nhân là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm
năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh
tế đất nước.
Khẳng định chính sách kinh tế nhiều thành
phần đã góp phần đưa đến những thành tựu
kinh tế - xã hội quan trọng qua 10 năm đổi mới,
Văn kiện Đại hội VIII (tháng 6/1996) tiếp tục nhất
quán, lâu dài chính sách kinh tế tư nhân nhiều
thành phần, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá
nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng,
Sau hơn 30 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư
nhân ngày càng phát triển với gần 620 nghìn
doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp tỷ
trọng trong GDP 40%, khoảng 30%giá trị tổng
sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng
lượng hàng hóa vận chuyển.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...121
Powered by FlippingBook