12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
hoặc cần rất ít các nghị định, thông tư, hướng
dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Tính chất
chung chung của các đạo luật và sự thiếu chặt
chẽ, đồng bộ của các văn bản dưới luật là mảnh
đất màu mỡ nảy sinh các loại lực cản cho kinh
tế tư nhân vươn lên tương xứng với tiềm năng
của mình
Thứ tư,
về nguồn nhân lực, có thể thấy, việc đào
tạo nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay có rất
nhiều vấn đề, câu chuyện “thầy nhiều hơn thợ”,
“thiếu cả thầy và thợ” là báo động đáng quan ngại.
Vì thế, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị. Trong
đó, chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo; Đào
tạo có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đào tạo
nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân trong một số
ngành, lĩnh vực theo đặt hàng của doanh nghiệp.
Các chương trình hướng nghiệp, giáo dục kinh
doanh phải được giới thiệu và phổ biến từ bậc học
phổ thông.
Thứ năm,
giải quyết kịp thời các vướng mắc,
khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá
trình sản xuất, kinh doanh; Tăng cường tổ chức hội
nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, công
bố số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện
tử để tiếp nhận và trả lời, giải đáp những vướng
mắc kịp thời của doanh nghiệp ở các cấp, ngành.
Nhà nước cần sớm ban hành Luật Hội nhằm thúc
đẩy phát triển các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội
ngành nghề với sự tham gia sâu rộng của các doanh
nghiệp sở hữu tư nhân.
Với sự quan tâm thiết thực, sự đồng hành hỗ
trợ của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị,
cùng với năng lực nội sinh, sự đồng lòng chung sức
của doanh nhân, kinh tế tư nhân hoàn toàn có đầy
đủ cơ sở để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh
doanh, xứng đáng với vai trò, vị thế và tiềm năng
của kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa XII.
Tài liệu tham khảo:
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội, 2016;
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011;
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;
4. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1991;
5. Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1/11/2016, của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII, Về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động,
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
cận các nguồn lực và cơ hội kinh tế.
Các cơ chế, chính sách phải tích hợp với nhau
và về tổng thể khung pháp lý phải hình thành nên
một trật tự sản xuất kinh doanh “mới hơn, có độ
mở hơn”với các quan hệ đa dạng, nhiều chiều hơn
giữa các chủ thể khác nhau, tôn trọng nguyên tắc thị
trường, tôn trọng pháp luật và để cạnh tranh lành
mạnh thực sự trở thành động lực chính yếu giữa các
doanh nghiệp.
Thứ hai,
thực hiện triệt để cải cách hành chính,
tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan
nhà nước, bộ, ngành và chính quyền địa phương
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế tư nhân. Thông qua việc xây dựng cơ chế
“một cửa điện tử” thống nhất đầu mối tiếp nhận
và xử lý hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành
chính. Trong đó, tập trung cải thiện việc tiếp cận
các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh; Giảm
thời gian, chi phí tuân thủ các thủ tục về thuế, hải
quan, bảo hiểm xã hội, xây dựng; Rút ngắn thời
gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Thứ ba,
cần
hoàn thiện pháp luật về chế độ sở
hữu rõ ràng kể cả đối với bất động sản, ruộng
đất..., góp phần ngăn ngừa xung đột trong xã
hội, phân bổ nguồn lực hiệu quả. Còn rất nhiều
rào cản cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt. Nếu
còn có sự thiếu minh bạch về thay đổi cơ chế,
chính sách, vẫn còn những doanh nghiệp bị đổ
vỡ “oan”, chừng nào còn tồn tại sự chi phối của
“lợi ích nhóm”, thì các doanh nghiệp tư nhân còn
bị phân biệt đối xử nếu không chấp nhận sự chi
phối của “nhóm” đó, chừng nào độc quyền nhà
nước trao cho các doanh nghiệp nhà nước bị lạm
dụng để biến thành độc quyền doanh nghiệp thì
chừng đó các chủ thể thuộc kinh tế tư nhân còn
gặp khó khăn và phải mất thêm nhiều chi phí khi
tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ công và các nguồn
lực, các cơ hội khác... Hay như hàng nghìn “giấy
phép con” tồn tại cho tới nay dù đã hết hiệu lực
vẫn chưa được xóa bỏ. Hiện tại, vẫn còn rất ít
những đạo luật có thể thực thi mà không cần
Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành
Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với
mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành
một động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh
tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa
dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng,
quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản
phẩm nội địa.