TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
11
trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và
tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị
quyết là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy
phát triển khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền
kinh tế. Đồng thời, thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư
duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn
phát triển của nền kinh tế sau 30 năm đổi mới.
Tiếp tục cải cách cơ chế, chính sách
để phát triển kinh tế tư nhân
Theo nhiều điều tra, nghiên cứu thì kinh tế
tư nhân ở nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng
được vai trò là một động lực quan trọng của nền
kinh tế và trong đó chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia
đình, cá thể (chiếm khoảng 95% tổng số các cơ
sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh
tế tư nhân) và doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
siêu nhỏ (trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng),
trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng
lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh
doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết
còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong
nước và quốc tế còn thấp. Sự phát triển kinh tế
tư nhân đang rơi vào tình trạng mất cân đối, chỉ
có 1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp tỷ lệ đầu tư vào công nghiệp hóa
nông nghiệp còn rất thấp.
Để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ theo Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và thực hiện
chủ trương, đường lối Đảng ta đã nhất quán qua các
kỳ Đại hội từ Đại hội VI đến nay, cần quan tâm chú
ý một số vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất,
thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều định
kiến về kinh tế tư nhân, nhất là ở cấp cơ sở, vì
thế cơ quan nhà nước các cấp theo thẩm quyền
cần khẩn trương ban hành khung pháp lý, cơ chế,
chính sách nhằm cụ thể hóa định hướng chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân theo
Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong
đó, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp
để đảm bảo chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân một
cách thực chất thông qua các chính sách hỗ trợ
về lãi suất, ưu đãi về thuế, đất đai, giải phóng
mặt bằng...; Tăng cường năng lực nghiên cứu và
phát triển, đổi mới công nghệ và các giải pháp tài
chính, tín dụng; Thực hiện công khai minh bạch
các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng,
thúc đẩy liên kết tích cực giữa các ngành kinh tế,
các chủ thể kinh tế và các không gian kinh tế; Khắc
phục triệt để tình trạng các doanh nghiệp lớn chi
phối, lấn át các doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp
ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất… Từ đó, thống nhất
đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm
lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát
triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất,
kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn
chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu
tiên của Nhà nước.
Nối tiếp bước tiến trong tư duy của Đảng về phát
triển kinh tế tư nhân, Văn kiện Đại hội X (tháng
4/2006) đã chính thức đề cập tới vấn đề đảng viên
làm kinh tế tư nhân nhằm huy động, phát huy tiềm
năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ đảng
viên, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội. Hiện thực hóa quan điểm này, Hội nghị
Trung ương 3 khóa X đã thảo luận và thông qua
“Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân”. Quy
định này đã mở đường cho đảng viên đươc kinh
doanh hợp pháp.
Với nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc
biệt và ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Đảng tiếp tục xác định chủ trương là phải hoàn thiện
cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một trong những động lực của nền kinh tế tại
Đại hội XI (tháng 1/2011).
Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng
đối với kinh tế tư nhân tại Đại hội XII (tháng
12/2016) đã chính thức xác nhận: Hoàn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát
triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành
và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan
trọng của nền kinh tế. Điểm mới đáng quan tâm
ở Đại hội XII so với các kỳ Đại hội trước là sự
khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn quan điểm
của Đảng khi coi kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội XII
nhấn mạnh việc: Hoàn thiện cơ chế, chính sách
khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh
tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh
tế, trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn
kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn
vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành
Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục
tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động
lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát
triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng