TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
15
án Luật Quản lý thuế sửa đổi thay thế Luật Quản
lý thuế hiện hành, trong đó sửa đổi, bổ sung một
số nội dung chủ yếu như: Tăng cường quản lý thuế
theo phương thức quản lý thuế điện tử ở tất cả các
khâu (đăng ký thuế, kê khai thuế, thanh tra, kiểm
tra thuế, hoàn thuế...); Kết hợp quản lý thuế theo
phương thức rủi ro để đảm bảo thu đúng, thu đủ
tiền thuế và các khoản thu khác của NSNN theo
quy định của pháp luật; Tăng cường quản lý thuế
đối với hộ kinh doanh, đặc biệt là hộ kinh doanh có
doanh số lớn; Tăng cường trách nhiệm của cá nhân
có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử…
Ngoài ra, nhằm nâng cao tính bền vững nguồn
thu từ thuế, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Việt
Nam cần nhanh chóng xây dựng Luật Thuế tài sản
tại Việt Nam. Theo đó, thuế tài sản cần thiết kế các
biểu thuế khác nhau cho từng nhóm tài sản và ưu
tiên sử dụng biểu thuế lũy tiến. Thuế được đánh
trên giá trị hàng năm của tài sản đó…
Việc sửa đổi, bổ sung các luật về thuế không chỉ
nhằm phù hợp với tình hình mới, mà còn nhằm
cơ cấu lại nguồn thu NSNN, cải cách, xây dựng hệ
thống thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế và
khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện
hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp
luật, tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, cần điều
chỉnh một số chính sách thuế để đảm bảo tính bền
vững của NSNN về dài hạn, song những điều chỉnh
về chính sách thuế cần xem xét mức thuế suất phù
hợp với khả năng chịu thuế cũng như những tác
động tiêu cực của tăng thuế. Trong đó, nguyên tắc
chung là nên mở rộng đối tượng chịu thuế hơn là
tăng gánh nặng thuế suất.
Thứ hai
, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nợ đọng thuế, trốn thuế nhằm đảm bảo thu
hồi kịp thời số nợ thuế vào NSNN. Theo đó, tập
trung đẩy mạnh việc phối hợp giữa bộ phận quản
lý nợ với các bộ phận thực hiện các chức năng
khác như kê khai, thanh tra, kiểm tra thuế; Phối
hợp với người nộp thuế, ngân hàng thương mại,
tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, cơ quan kế
hoạch đầu tư... thực hiện phân loại các khoản nợ
thuế đầy đủ và đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào
NSNN. Tăng cường thực hiện cưỡng chế đối với
các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo đúng
quy định của pháp luật...
Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế, quản lý
tốt nguồn thu phát sinh, cơ quan thuế cũng đã
thường xuyên rà soát, nắm bắt kịp thời và sát đối
tượng quản lý thông qua việc đẩy mạnh việc kiểm
kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát, nắm
bắt kịp thời đối tượng nộp thuế, để đưa vào diện
việc xử lý tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế vẫn
sẽ luôn là bài toán khó có thể giải quyết được trong
một thời gian ngắn.
Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo Nghị quyết
của Quốc hội về việc xóa hơn 26.500 tỷ đồng nợ
thuế các loại. Trong tổng số 26.500 tỷ đồng nợ thuế
đề nghị xóa nợ, nhiều nhất tập trung vào khu vực
sản xuất kinh doanh với 24.302 tỷ đồng, vì không
còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải
thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh
doanh trước ngày 1/1/2017, không còn khả năng
nộp NSNN và đã bị cơ quan chức năng thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, các
trường hợp được đề xuất xóa nợ thuế do nguyên
nhân bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác
gồm tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế do
gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường
hợp khó khăn bất khả kháng, tổng cộng khoảng
1.700 tỷ đồng. Tiền chậm nộp đối với người nộp
thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán
bằng vốn NSNN hoặc có nguồn từ NSNN nhưng
chưa được thanh toán là 542,525 tỷ đồng... Điều này
cho thấy, vấn đề nợ thuế đang trở thành vấn đề nan
giải đối với nước ta trong thời gian tới.
Những vấn đề đặt ra
Việc đảm bảo nguồn thu thuế bền vững là một
trong các yêu cầu cốt lõi để duy trì một nền tài khóa
vững chắc. Nhằm nâng cao tính bền vững nguồn
thu từ thuế tại Việt Nam, cần triển khai quyết liệt
các giải pháp sau:
Thứ nhất,
sửa đổi, bổ sung các luật về thuế cho
phù hợp với tình hình mới, trong đó, coi trọng việc
mở rộng cơ sở thuế, kết hợp với việc điều chỉnh thuế
suất theo lộ trình phù hợp, không gây ảnh hưởng
đến thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tài chính đang dự thảo luật sửa đổi, bổ sung
06 luật về thuế dự kiến trình Quốc hội trong thời
gian tới. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy
định liên quan đến việc mở rộng cơ sở thuế bao gồm:
Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNCN.
Về quản lý thuế, Bộ Tài chính đang xây dựng đề
Giai đoạn 2007-2017, tổng số tiền thuế, tiền
phạt chậm nộp mà ngành Thuế xóa nợ là
1.122 tỷ đồng, chiếm 3,3% số nợ không có khả
năng thu hồi. Năm 2018, ngành Thuế nỗ lực
phấn đấu tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm
31/12/2018 không vượt quá 5% so với số thực
hiện thu trong năm 2018.