TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
77
tiêu chung của DN. Đánh giá công nghệ thiết bị của
DN trên các mặt sau: Công nghệ hiện tại của DN
là lạc hậu hay hiện đại; công suất máy móc thiết bị
của DN; sự tác động của công nghệ đến môi trường;
chiến lược đổi mới công nghệ của DN.
Nguồn nhân lực được xem là một yếu tố tạo nên
sự thành công của DN. Để đánh giá nguồn nhân lực
của DN là tốt hay không thì thẩm định viên cần đánh
giá trên các mặt: Văn hoá của DN thể hiện qua triết
lý kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực
của DN; tiềm năng nhân sự của DN; năng lực của
ban lãnh đạo DN. Đây là những lợi thế để hình thành
nên giá trị vô hình của DN.
Các vấn đề cần lưu tâm về nhân tố ảnh hưởng tới
giá trị doanh nghiệp
DNNVV Việt Nam có những đặc trưng riêng, do
vậy khi định giá ngoài việc xem xét các nhân tố ảnh
hưởng như đối với các DN thông thường thì thẩmđịnh
viên cần lưu tâm thêm các nhân tố ảnh hưởng sau:
- Về loại hình DN:
Các DNNVV Việt Nam thuộc
nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ
chức DN, bao gồm DNNN, DN và các công ty tư
nhân, các hợp tác xã. Mặc dù Chính phủ đã có các
quy định không phân biệt đối xử giữa các DN thuộc
các thành phần khác nhau nhưng trên thực tế, điều
này vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách
kinh doanh của các DN, đồng thời tạo ra những
điểm xuất phát về tiếp cận nguồn lực không như
nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân hàng).
- Về quy mô vốn:
Là những DN có quy mô vốn
và lao động nhỏ, đây thường là những DN khởi sự
thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã
làm cho các DN gặp nhiều khó khăn trong quá trình
hoạt động của mình. Nguyên nhân là do các DN này
chưa có kinh nghiệm huy động vốn kinh doanh. Các
tổ chức cung ứng vốn xem khu vực này có nhiều rủi
ro nên chưa sẵn sàng cấp tín dụng.
- Về trình độ quản lý:
Khả năng quản lý hạn chế, do
các chủ DN thường là những người tự đứng ra thành
lập và vận hành DN. Họ là những người vừa quản
lý vừa tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh, nên mức độ chuyên môn trong quản lý không
cao. Phần lớn chủ DN thường ít được đào tạo về quản
lý chính quy, thậm chí, các DN ở vùng nông thôn hay
vùng sâu vùng xa còn không qua khóa đào tạo nào.
- Về tay nghề người lao động:
Trình độ tay nghề của
người lao động thấp. Các chủ DNNVV không đủ
khả năng cạnh tranh với các DN lớn trong việc thuê
lao động có tay nghề cao do hạn chế về tài chính.
Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng
như những người thân của họ về khu vực này còn
khá lớn. Người lao động ít được đào tạo vì kinh phí
hạn hẹp nên trình độ và kỹ năng thấp.
- Về khoa học công nghệ:
Khả năng về công nghệ
thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai,
nhiều DNNVV có những sáng kiến công nghệ tiên
tiến nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu
triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới
hoặc bị các DN lớn mua lại với giá rẻ. Tuy nhiên, các
DNNVV rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ
sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thường
thấp và họ thường có những sáng kiến đổi mới công
nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công
nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt
trong đổi mới công nghệ và tạo nên sự khác biệt về
sản phẩm để các DN này có thể tồn tại trên thị trường.
- Về thị trường:
Khả năng tiếp cận thị trường kém,
đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân
chủ yếu là do các DNNVV thường là những DN mới
hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động tiếp
thị không có và cũng chưa có nhiều khách hàng truyền
thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các DN
này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc
mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
DNNVV ở Việt Nam là một loại hình DN có những
đặc trưng riêng biệt, do vậy khi xác định giá trị của
các DNNVV thẩm định viên cần lưu tâm thêmmột số
nhân tố ảnh hưởng mang tính đặc thù trên, từ đó lựa
chọn được phương pháp phù hợp, để đưa ra kết quả
định giá về giá trị DN với độ tin cậy cao nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Bô Kê hoach và Đâu tư (2011), Kê hoach phat triên DNNVV giai đoạn 2011-
2015, Ha Nôi;
2. CIEM (2006), DNNVV của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
3. CIEM (2010), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra
DNNVV năm 2009, Hà Nội;
4. Nguyễn Minh Hoàng và Phạm Văn Bình (2011), Giáo trình “Định giá
tài sản”;
5. Đoàn Văn Trường (2004), Các phương pháp xác định giá trị tài sản;
6. Nguyễn Đoàn (2005), Xác định giá trị DN trong cổ phần hóa ở Việt Nam.
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ
những yếu tố khác nhau, thường được phân
chia như sau: Môi trường bên ngoài (gồm
môi trường vĩ mô và môi trường ngành); Môi
trường bên trong (gồm toàn bộ các quan hệ
kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho
DN kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản
phẩm đạt hiệu quả cao).