TCTC so 9 ky 2 IN - page 12

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Phương pháp nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
về truyền dẫn tỷ giá đều sử dụng mô hình VAR và
VECM để đánh giá mức độ ảnh hưởng, điển hình như
các nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009); Nguyễn Thị
Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2013); Nguyễn Kim
Nam, Trương Ngọc Hảo và Nguyễn Thị Hằng Nga
(2014). Các nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp
TVAR như Aleem và Lahiani (2014) để xem xét vấn đề
tính phi tuyến.
Bài viết tiến hành khai thác dữ liệu hàng tháng
trong các năm từ 2002 đến 2014 nhằm tạo sự đồng bộ
về mặt dữ liệu với 4 biến nghiên cứu. Cụ thể:
Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực đa phương (NEER)
Tỷ giá danh nghĩa có hiệu lực đa phương được tính
bằng tỷ giá giữa đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ của
các nước khác (ejt) với trọng số là tỷ trọng thương mại
của nước đó với các nước khác (wjt).
=
Để tính toán được NEER, bài viết thu thập dữ liệu
tỷ giá của các quốc gia đối tác thươngmại với Việt Nam
so với USD từ World Bank. Tỷ trọng thương mại được
tính toán với dữ liệu giao thương xuất nhập khẩu của
Việt Nam với các đối tác thương mại từ DOTS. Nghiên
cứu này chỉ lấy những quốc gia đối tác thương mại
có tỷ trọng giao dịch thương mại từ 1% trở lên được
tính từ dữ liệu trong giai đoạn quan sát 2002–2013 và
đồng thời, phải có đầy đủ dữ liệu tỷ giá song phương
chính thức trong giai đoạn quan sát để tính toán. Từ
đó, nghiên cứu đã chọn ra được 20 quốc gia để tính
toán và chiếm tỷ trọng 87,9% trong các đối tác thương
mại. Sau khi tính toán NEER, bài viết tiếp tục thực
hiện chuẩn hóa theo giá trị năm 2010 = 100. Tiếp sau
đó, thực hiện điều chỉnh mùa vụ của biến NEER bằng
phương pháp Census X13 trong phần mềm Eviews 8
và lấy log tự nhiên.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Tỷ lệ lạm phát thường được đo lường bằng chỉ số
giá tiêu dùng (CPI). Số liệu chỉ số giá tiêu dùng được
chuẩn hóa theo năm 2010 = 100 và được thu thập từ
IFS, sau đó được điều chỉnh mùa vụ bằng phương
pháp Census X13 và lấy log tự nhiên.
Lỗ hổng sản lượng (GAP)
Lỗ hổng sản lượng được tính toán bằng chênh lệch
giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, trong
đó sản lượng tiềm năng được tính toán bằng cách sử
dụng bộ lọc Hodrick–Prescott có sẵn trong phần mềm
Eviews 8. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sản lượng công
nghiệp được thu thập từ Tổng cục Thống kê (GSO) và
các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam
qua các năm. Đầu tiên, tác giả lấy log tự nhiên của sản
lượng công nghiệp, sau đó xác định sản lượng tiềm
năng thông qua bộ lọc Hodrick–Prescott và sẽ tính ra
được lỗ hổng sản lượng.
Lãi suất tái cấp vốn (RFI)
Tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách điều
hành chính sách tiền tệ bằng việc thực hiện điều chỉnh
một loạt các loại lãi suất khác nhau một cách đồng bộ.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lãi suất tái cấp
vốn bởi vì một số lý do sau:
Thứ nhất,
khả năng thu thập dữ liệu có sẵn và có
khoảng thời gian đủ dài để tạo ra sự đồng bộ về mặt
dữ liệu và mức độ vững chắc cho nghiên cứu.
TÁC ĐỘNGTRUYỀNDẪNTỶ GIÁ ĐẾN LẠMPHÁT
QUAPHƯƠNGPHÁPKINHTẾLƯỢNGPHITUYẾN
ThS. TRẦN VĂN HÙNG
Sử dụng mô hình phi tuyến Vectơ tự hồi quy ngưỡng TVAR (tỷ lệ lạm phát hàng tháng ở
mức 0,647% và 1,197% được sử dụng làm biến ngưỡng), bài viết tiến hành phân tích tác
động truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam. Qua đó cho thấy, tác động mạnh của
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát khi tỷ lệ lạm phát cao trên 1,197% và tác động yếu hơn khi
tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 0,647%.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...60
Powered by FlippingBook