TCTC so 9 ky 2 IN - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
19
Tình hình kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng GDP vẫn vượt mục tiêu:
Ngay từ
quý I/2015, kinh tế trong nước đã có mức tăng
trưởng bất ngờ với mức tăng 6,03% so với cùng
kỳ năm trước. Sang quý II, tăng trưởng kinh tế
tiếp tục được cải thiện với mức tăng 6,28%. Trung
tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
(NCEIF) ước tính tăng trưởng 9 tháng đầu năm sẽ
quanh ngưỡng 6,35% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
(NFSC) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2015
vẫn đạt và vượt mục tiêu (6,2%). Tuy nhiên, tăng
trưởng phục hồi chủ yếu do khu vực công nghiệp
– xây dựng dẫn dắt, đặc biệt là ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo. Khu vực dịch vụ chỉ tăng trưởng
ở mức vừa phải, khu vực nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn dẫn đến tốc độ trưởng chậm, thậm chí
có dấu hiệu đi xuống so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát có xu hướng ổn định:
Trong tháng
8/2015, giá cả thế giới của một số mặt hàng nhiên
liệu giảm hoặc ở mức thấp, tạo thuận lợi cho điều
hành giá thị trường trong nước. Ở trong nước, giá
xăng dầu tiếp tục giảm khoảng 8% sau hai đợt
giảm giá vào ngày 4/8 và ngày 19/8; cung cầu
hàng hóa tiếp tục bảo đảm; lãi suất ngân hàng
tương đối ổn định. Các bộ, ngành, địa phương
triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm
soát thị trường, giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô theo
tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/01/2015
của Chính phủ... đã góp phần giữ tốc độ tăng giá
tiêu dùng cả nước tháng 8 ở mức thấp. Việc Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) tăng biên độ tỷ giá đã
tạo sự chủ động linh hoạt cho tỷ giá, đảm bảo khả
năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Theo
NFSC, lạm phát bình quân 8 tháng đầu năm là
0,83% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ
bản là 2,42%. Nhìn chung, cả lạm phát và lạm
phát cơ bản hầu như giữ nguyên trong 6 tháng
gần đây. Cơ quan này giữ nguyên dự báo năm
2015 lạm phát cơ bản khoảng 3%.
Xuất nhập khẩu khó khăn:
Tháng 8/2015, việc
Trung Quốc phá giá đồng NDT thêm 4,6% khiến
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trở nên khó
khăn hơn do giá cả tăng lên tương đối so với
hàng hóa cạnh tranh từ Trung Quốc. Tính chung 8
tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt
106,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 8 tháng ước tính
đạt 109,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm
trước. Nhập siêu 8 tháng năm 2015 ước tính 3,6 tỷ
USD, tương đương 3,4% kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập
siêu 13 tỷ USD (tăng 44% so với mức 9 tỷ USD của
cùng kỳ năm 2014 cho thấy, sự phụ thuộc lớn của
sản xuất và tiêu dùng trong nước vào nguyên liệu
nhập khẩu); khu vực FDI 8 tháng xuất siêu 9,4 tỷ
USD. Giá dầu thô đang giảm mạnh làm kim ngạch
xuất khẩu giảm; tăng trưởng xuất khẩu luôn thấp
hơn nhập khẩu nhất là trong bối cảnh nhu cầu thế
giới giảm do tác động của tình hình Trung Quốc
đang gây áp lực lớn đến mục tiêu kiểm soát nhập
siêu những tháng cuối năm.
Vốn FDI tăng nhẹ:
Tính đến thời điểm 20/8/2015,
cả nước thu hút 1.219 dự án được cấp phép mới
GIẢI PHÁP TÀI KHÓAVÀ TIỀNTỆ
TRONGBỐICẢNHBIẾNĐỘNGKINHTẾVĨMÔ
TS. PHAN DIÊN VỸ
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang phải đối mặt với nhiều biến động, đặc
biệt là xu hướng giá dầu giảm và biến động chính sách tiền tệ của Trung Quốc, Việt Nam
cần thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa có hiệu quả nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và bền vững.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...60
Powered by FlippingBook