TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
21
Thứ hai,
lành mạnh hóa thị trường tài chính
ngân hàng qua việc tăng các biện pháp chế tài
phạt tài chính nghiêm khắc những vi phạm quản
lý hệ thống ngân hàng, sáp nhập hoặc giải thể
ngân hàng yếu kém, hướng hoạt động ngân hàng
vào kinh doanh các sản phẩm dịch ngân hàng
phục vụ tốt cho kinh tế - xã hội và mang lại hiệu
quả cao cho nền kinh tế; Coi trọng và phát triển
các công cụ cảnh báo sớm, xây dựng những kịch
bản chủ động ngăn chặn các nguy cơ bất ổn tiềm
ẩn lợi ích cục bộ trong hệ thống ngân hàng.
Thứ ba,
với mức độ điều chỉnh tỷ giá NDT vừa
qua và nếu từ nay tới cuối năm NDT không bị
phá giá mạnh hơn nữa (dự báo NDT dao động
trong khoảng 6,3% - 6,5%) thì không trực tiếp ảnh
hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ, kinh tế Việt
Nam. Việt Nam chưa nên có những điều chỉnh
chính sách lớn và điều chỉnh kế hoạch kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến
sức khỏe của nền kinh tế và chính sách tiền tệ của
Trung Quốc để có phản ứng chính sách thích hợp
và chủ động.
Thứ tư,
thị trường tài chính tiền tệ của Việt
Nam hiện đã có liên thông nhất định đến thị
trường tài chính quốc tế và chịu ảnh hưởng tâm
lý của các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế. Do
vậy, công tác truyền thông đóng vai trò hết sức
quan trọng để duy trì lòng tin của thị trường.
Các thông điệp chính sách cần rõ ràng nhưng cần
linh hoạt để đảm bảo tính nhất quán trong thông
tin và thống nhất, đồng bộ giữa thông điệp chính
sách và hành động.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo chuyên đề của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Trung tâm
Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), Trung tâm
Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2015), Số liệu công khai
ngân sách;
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề án Xác định phạm vi nợ công, trần nợ
công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020. Tài liệu hội thảo do
Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại
Hà Nội tháng 11/2014.
minh bạch và công khai thông tin tài chính, nâng
cao hiệu quả hoạt động của DNNN và hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN; Phấn đấu đến
năm 2020 cơ bản hoàn thành quá trình tái cơ cấu,
sắp xếp, cổ phần hóa DNNN; Đồng thời, xử lý dứt
điểm các tồn tại tài chính, lao động dôi dư theo cơ
chế thị trường; Giải phóng nguồn lực, thúc đẩy
kinh tế tư nhân phát triển gắn với đổi mới cơ chế
tài chính DN đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng
cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam.
Thứ hai,
tăng cường giám sát của Nhà nước đối
với hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ
tài chính, đảm bảo thị trường vận hành thông suốt
phù hợp với các thông lệ quốc tế; Thúc đẩy TTCK
phát triển lành mạnh, hiệu quả, phấn đấu đến
năm 2020 đưa TTCK là kênh huy động vốn trung
và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; Thực hiện
đồng bộ các giải pháp để phát triển thị trường trái
phiếu, nhất là trái phiếu chính phủ; Thực hiện các
biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm; nâng
cao yêu cầu về mức độ an toàn của các DN bảo
hiểm. Phát triển đồng bộ thị trường dịch vụ kế
toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm, tư vấn thẩm
định giá, tư vấn thuế, đại lý hải quan, xổ số điện
toán và vui chơi có thưởng...
Thứ ba,
đối với vấn đề bội chi NSNN, Chính
phủ cần xác định rõ lộ trình và giải pháp cho
việc giảm bội chi và tiến tới cân đối NSNN một
cách tích cực. Thực hiện cơ cấu chi NSNN vững
chắc theo hướng điều chỉnh giảm dần tỷ trọng chi
thường xuyên, tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát
triển với lộ trình phù hợp, kết hợp với điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Phân bổ tập
trung, sử dụng hiệu quả, ưu tiên đầu tư kết cấu
hạ tầng trọng điểm của đất nước; Nâng cao vai
trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước
trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thu hút
mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân
để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; Tăng cường
kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong chi NSNN.
Nhóm giải pháp chính sách tiền tệ
Thứ nhất,
thực hiện chính sách duy trì kiểm soát
lạm phát nhưng phải đảm bảo cho tăng trưởng
kinh tế bền vững lâu dài, thông qua xây dựng
chính sách giảm lãi suất huy động và cho vay trên
thị trường ngân hàng cũng như giảm thiểu nguy
cơ bất ổn hệ thống ngân hàng; Gia tăng các hoạt
động bảo lãnh đối với các DNNVV nhất là các DN
có tín nhiệm, có dự án khả thi có khả năng mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Trong8 thángđầunăm2015, cả nước có11.333
doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại
hoạt động, tăng 3,7%so với cùng kỳ năm2014.
Đây là con số đáng khích lệ cho thấy, tín hiệu
tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ hội đầu tư,
kinh doanh cho những DN đang gặp khó khăn.