26
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Từ kết quả mô hình hồi quy cho thấy, sự tác động
của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như sau:
Đối với tỷ lệ nợ tài chính, kết quả hồi quy cho thấy
tỷ lệ nợ tài chính có tương quan nghịch với lợi nhuận,
điều này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Pike
và Cheng (2001). Tuy nhiên, xét thực tế với tình hình
hiện tại của nền kinh tế Việt Nam thì lại phù hợp vì
việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động hai mặt,
nếu sử dụng hiệu quả thì tỷ lệ tài chính sẽ làm gia
tăng thu nhập cho DN, còn nếu sử dụng không hiệu
quả thì tăng rủi ro tài chính. Các DN của Việt Nam
trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong
kinh doanh và hàng loạt DN công bố phá sản, tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu là rất thấp thậm chí là
lỗ. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp
này sẽ làm giảm lợi nhuận. Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến DN thua lỗ và phá sản.
Đối với hàng tồn kho, kết quả hồi quy cho thấy, số
ngày hàng tồn kho tương quan nghịch với lợi nhuận.
Điều này phản ánh đúng với thực tế ở Việt Nam, khi
số ngày hàng tồn kho tăng nghĩa là hàng tồn kho luân
chuyển chậm, vốn bị ứ đọng dài ngày dẫn đến chi phí
lưu kho, bảo quản tăng, thậm chí chất lượng hàng sẽ
giảm hoặc lỗi thời theo thời gian và như vậy sẽ làm
giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trước đó của Deloof (2003) và Wilson (2000).
Đối với khoản phải thu, kết quả hồi quy cho thấy
số ngày khoản phải thu tương quan nghịch với lợi
nhuận. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam,
khi số ngày khoản phải thu tăng nghĩa là vốn của
DN bị DN khác chiếm dụng, chu kỳ luân chuyển vốn
chậm, vốn bị ứ đọng dài ngày dẫn đến DN phải huy
động vốn phục vụ sản xuất. Do đó, chi phí kinh doanh
sẽ tăng và giảm lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu trước đó của Wilner (2000), Wilson (2000),
Akinolo (2012) và Pike và Cheng (2001).
Đối với khoản phải trả, kết quả hồi quy cho thấy số
ngày khoản phải trả tương quan thuận với lợi nhuận.
Điều này phản ánh đúng thực tế ởViệt Nam, khi số ngày
khoản phải trả tăng nghĩa là vốn của DN dùng để mua
quan đều trong giới hạn cho phép (-0.5<r<0.5) có thể
sử dụng để phân tích hồi quy.
Sau đó, tiếp tục kiểm định dữ liệu có vi phạm
hiện tượng tự tương quan hay không, sử dụng hàm
estat dwatson để xác định giá trị của d, kết quả
cho thấy d= 1,98. Như vậy, có thể kết luận mô hình
không có hiện tượng tự tương quan. Điều này có ý
nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định
về tính độc lập của sai số.
Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa cho
thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung
bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev.=0.1). Do đó có
thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của
phần dư không bị vi phạm.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả thông kế các biến trong mô hình
Qua số liệu bảng trên cho thấy, kết quả thống kê
mô tả các biến thu thập, cụ thể: Tổng số quan sát n =
644. Trung bình 16,8% tổng tài sản là tài sản tài chính.
Thời gian cấp tín dụng cho khách hàng của các DN
niêm yết dao động ở 148 ngày (trung bình 130 ngày),
trong khi đó thời gian trả nợ của các DN là 96 ngày
(trung bình 73 ngày). Hàng tồn kho mất khoảng
136 ngày để được bán (trung bình 104 ngày). Nhìn
chung, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình dao
động trong khoảng 188 ngày (trung bình 165 ngày).
Kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy cho thấy, có 06 nhân tố có mối
liên hệ tuyến tính đến lợi nhuận của các DN niêm
yết với mức ý nghĩa p <0.05, giá trị R2 điều chỉnh =
42,1%, chứng tỏ các nhân tố đưa vào phân tích giải
thích được 42,1% yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các DN niêm yết trên HSX và HNX.
Phương trình hồi quy:
GROSS PR(Y) =-27,627+ 9,547*FIXED FA -
15,458*FIN DEBT - 16,271*INV – 22,774 *A/R
+14,293*A/P - 0.02932*CCC + ξ
KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
Variable
N
Mean
Median
TrMean
StDev
SE Mean
FIXED FA
644
0,16815
0,09861
0,14744
0,18459
0,00806
FIN DEBT
644
0,18497
0,16917
0,17452
0,17067
0,00746
GROSS PR
644
24,583
20,934
23,572
17,795
0,777
INV
644
136,90
104,00
123,04
131,39
5,74
A/R
644
148,25
130,00
139,45
104,19
4,55
A/P
644
96,10
73,00
82,58
107,22
4,68
CCC
644
188,99
165,00
184,18
209,37
9,15
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS