TCTC so 9 ky 2 IN - page 52

56
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chi phí chạy thử vốn hóa vào nguyên giá tài sản cố
định là bình thường. Tuy nhiên, đối với một số trường
hợp đặc biệt như: Trong doanh nghiệp sản xuất thép,
khi đưa vào chạy thử một dây chuyền sản xuất giá
thành tập trung chủ yếu là nguyên vật liệu, sau khi
chạy thử ra sản phẩm xong thì giá nguyên vật liệu biến
động mạnh (tăng/giảm), dây chuyền sản xuất thép khi
chạy thử yêu cầu phải đảm bảo một khối lượng sản
phẩm nhất định mới chạy được. Theo đó, lãi/lỗ sản
phẩm hoàn thành tác động tương đối tới nguyên giá
tài sản cố định; Hoặc trường hợp khi chạy thử tài sản
cố định, do lỗi kỹ thuật khi lắp đặt, vận hành, toàn
bộ giá trị lô thành phẩm bị lỗi hoàn toàn và không sử
dụng được, giá trị khá cao. Như vậy, vô tình làm chi
phí phát sinh cao, ảnh hưởng tới nguyên giá tài sản
cố định. Trong khi, nếu dây chuyền hoạt động bình
thường thì tác động không đáng kể. Cho nên, bài viết
đề xuất nên đưa chi phí lắp đặt chạy thử tài sản cố
định vào nguyên giá tài sản cố định và cần linh động
trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ hai,
về việc hạch toán chi phí lắp đặt, chạy thử
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, nếu DN nhập
kho thành phẩm sản xuất thử sau đó mới xuất kho
đem tiêu thụ, kế toán ghi nhận như sau:
Khi nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155 – giá thành sản xuất
Có TK 154
Khi xuất kho thành phẩm tiêu thụ:
Nợ TK 111,112,131 – Giá bán cả thuế
Có TK 155 – Giá thành
Có TK 3331
Rõ ràng, Thông tư 200/2014/TT-BTC đang mặc
định giá bán bằng giá thành sản xuất của sản phẩm
sản xuất thử. Trong trường hợp giá bán cao hơn
hoặc thấp hơn giá nhập kho thì phần chênh lệch và
cách hạch toán vẫn chưa được đề xuất cụ thể trong
Thông tư, chính vì vậy, tác giả đề xuất nên bổ sung
khoản chêch lệch vào TK 241(1). Nghĩa là, khi tiêu
thụ sản phẩm thử, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 111. 112,131... : Giá bán
Nợ/ Có TK 241(1): Chêch lệch lỗ/ lãi
Có TK 155: Giá thành
Có TK 333(1)
đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng, thì không được tính vào nguyên giá
tài sản cố định hữu hình. Các khoản lỗ ban dầu do
máy móc không hoạt động đúng như dự tính được
hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì nguyên giá
tài sản cố định mua về phải qua lắp đặt, chạy thử bao
gồm cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí lắp
đặt, chạy thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác...
Trong trường hợp tài sản cố định hoạt động bình
thường, chi phí chạy thử không đáng kể thì việc đưa
TheoThông tư 200/2014/TT-BTC thì nguyên giá
tài sản cố định mua về phải qua lắp đặt, chạy
thử có sản phẩm, phế liệu thu hồi sau chạy thử
gồm: Giá mua, các khoản thuế và các chi phí
liên quan như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi
phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp
đặt, chạy thử...
Lời giải đề nghị (Đvt: 1.000 đồng):
YÊU CẦU 1: ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ
1. a. Giá mua tài sản cố định
Nợ TK 241 (1)
200.000
Nợ TK 133 (2)
20.000
Có TK 112
220.000
b. Chi phí lắp đặt không tạo ra sản phẩm chạy thử.
Nợ TK 241 (1)
3.500
Có TK 111
3.500
c. Chi phí lắp đặt, chạy thử tạo ra sản phẩm chạy thử.
Nợ TK 154
15.000
Có TK 152
10.000
Có TK 111
5.000
d. Bán sản phẩm thu hồi sau chạy thử
Nợ TK 111
13.200
Có TK 154
12.000
Có TK 333 (1)
1.200
- Trường hợp bán lỗ 3.000 kế toán ghi:
Nợ TK 241 (1)
3.000
Có TK 154
3.000
e. Hoàn thành bàn giao
Nợ TK 211
206.500
Có TK 241 (1)
206.500
YÊU CẦU 2: GIÁ BÁN CHƯA THUẾ GTGT 10% LÀ 18.000
2. a. Bán sản phẩm
Nợ TK 111
19.800
Có TK 154
18.000
Có TK 333 (1)
1.800
- Trường hợp bán lãi
b. Ghi chênh lệch lãi
Nợ TK 154
3.000
Có TK 241 (1)
3.000
c. Kết chuyển nguyên giá
Nợ TK 211
200.500
Có TK 241 (1)
200.500
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60
Powered by FlippingBook