52
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
định số 1043/QĐ-TTg ngày 1/7/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược công nghiệp
hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt
Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030”, trong đó xác định ngành Công nghiệp
môi trường và tiết kiệm năng lượng là một trong
6 ngành cần được ưu tiên phát triển vượt bậc, đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng hiện nay.
Nhờ đó, ngành Công nghiệp môi trường và tiết
kiệm năng lượng đã cơ bản được hình thành, tuy
nhiên để đưa công nghiệp môi trường và tiết kiệm
năng lượng trở thành một trong những ngành chủ lực
thì “chặng đường phía trước” vẫn còn nhiều khó khăn
và thử thách, bởi do:
Một là,
năng lực ngành Công nghiệp môi trường
hiện vẫn còn rất yếu, mới chỉ đáp ứng khoảng 2-3%
nhu cầu xử lý nước thải đô thị, 15% nhu cầu xử lý
chất thải rắn, 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại;
nhiều lĩnh vực tái chế như tái chế dầu thải, nhựa
phế liệu, chất thải điện, điện tử… chưa hình thành
và phát triển.
Hai là,
cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công
nghiệp môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp
hỗ trợ vẫn chưa được kiện toàn và đồng bộ. Nguồn
vốn đầu tư vào phát triển ngành Công nghiệp môi
trường và tiết kiệm năng lượng còn thấp, chưa tương
xứng với yêu cầu. Lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn
chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước,
nhất là lĩnh vực dịch vụ xử lý nước thải đô thị.
Ba là,
trình độ sản xuất và năng lực cạnh tranh của
Còn nhiều lực cản
Theo dự báo, đến năm 2020, khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị loại IV trở lên
ước tính khoảng 59.000 tấn/ngày, tăng gấp 4 lần so
với hiện nay; mỗi ha khu công nghiệp thải ra khoảng
25-50m3 nước thải/ngày, 200 tấn chất thải rắn/ha/
năm. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp (DN)
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường
và tiết kiệm năng lượng chưa nhiều; năng lực sản
xuất, thiết bị, tư vấn, dịch vụ cũng chưa đáp ứng đủ
nhu cầu. Thống kê cho thấy, hiện trên cả nước chỉ
có 1.000 DN tham gia trong lĩnh vực công nghệ môi
trường và tiết kiệm năng lượng như: Chế tạo thiết
bị công nghệ môi trường, thoát nước và xử lý nước
thải, dịch vụ xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải nguy
hại, tư vấn về sử dụng tiết kiệm năng lượng… Như
vậy, năng lực xử lý chỉ đáp ứng được khoảng 1/3
so với mức độ gia tăng của chất thải nguy hại hiện
nay, điều này tạo ra những thách thức không nhỏ,
cản trở sự phát triển của ngành Công nghiệp môi
trường và tiết kiệm năng lượng.
Nhằm hỗ trợ ngành Công nghiệp môi trường và
tiết kiệm năng lượng, thời gian qua, Đảng và Nhà
nước đã ban hành các văn bản sau: Luật Bảo vệ môi
trường; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đề án phát triển
ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025; Đề án phát triển dịch vụ môi
trường đến năm 2020; Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020… Gần đây nhất là Quyết
PHÁTTRIỂNCÔNGNGHIỆPMÔITRƯỜNG:
THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN THỊ DUNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật
Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định: Ngành Công nghiệp môi trường và tiết
kiệm năng lượng là một trong 6 ngành cần được ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
Khái quát bối cảnh phát triển của ngành Công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng
lượng, bài viết đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển những ngành trên.