TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
49
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
trong nền kinh tế tri thức
Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng
774 đô thị lớn nhỏ, trong đó 2 đô thị đặc biệt có
quy mô lớn là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
ngoài ra còn có gần 30 đô thị tương đối lớn. Năm
2014, tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị trên
cả nước là 34.017 km2 (10,26% diện tích đất tự
nhiên cả nước) với khoảng 33,6% dân số, đóng
góp khoảng 60% GDP cả nước và 70% tổng thu
ngân sách toàn quốc. Với những đóng góp to lớn
như vậy, quản lý đô thị được coi là động lực phát
triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sự phát
triển của đô thị trong cả nước thời gian qua cũng
đang đặt ra 4 vấn đề lớn cần phải giải quyết, gồm:
Đô thị hóa tăng dân số đô thị tăng, kéo theo các
vấn đề về môi trường; giao thông, dịch vụ y tế, hạ
tầng lạc hậu, quá tải; Cạnh tranh kinh tế gia tăng
giữa các đô thị, giữa các vùng; Đòi hỏi của người
dân về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng...
Trước bất cập đó, xây dựng các thành phố, đô
thị thông minh là xu hướng tất yếu nhằm phục
vụ phát triển kinh tế-xã hội nói riêng cũng như
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nói chung. Mới đây, tại Hội thảo “Đô thị
thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế,
triển vọng tại Việt Nam” ngày 28/8 tại Hà Nội, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
cũng khẳng định, các đô thị Việt Nam cần được
xây dựng và phát triển theo hướng trở thành đô
thị thông minh để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải
thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong nền kinh
tế tri thức, giúp môi trường sống ngày càng tốt
hơn, người dân được phục vụ tốt hơn và tạo điều
kiện cho người dân tham gia quản lý đô thị và
giám sát chính quyền.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Tổ
chức Sáng kiến Việt Nam, khái niệm “Thành phố
thông minh” hay “Đô thị thông minh” đã được
biết đến ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Thậm chí, một số địa phương đã có những bước
triển khai ban đầu. Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị
đầu tiên được Tập đoàn Công nghệ IBM tài trợ
từ chương trình thành phố thông minh hơn với
tổng giá trị tài trợ hơn 50 triệu USD với mục tiêu
sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông
minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục
vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt
nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông. Trong khi
đó, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đã có những
bước triển khai cụ thể về những khía cạnh khác
nhau của thành phố thông minh như thử nghiệm
sử dụng thẻ thay vì bán vé xe bus truyền thống.
Năm 2015, TP. Hà Nội cũng đã xây dựng đề án
thành phố thông minh với trọng tâm là chính
quyền điện tử, hiệu quả trong quản lý điều hành,
phát triển giáo dục, y tế, giao thông… hướng đến
hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa Thủ
đô tham gia vào các diễn đàn Thành phố thông
minh trên thế giới.
Theo các chuyên gia quốc tế, dù còn có những
bất cập nhưng các đô thị Việt Nam đã và đang
được xây dựng theo hướng tiếp cận với nhiều mô
hình tiên tiến, tạo ra nhiều tiền đề về ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin , viễn thông để phát
ỨNGDỤNGMÔHÌNHĐÔTHỊTHÔNGMINH
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂNKINHTẾ - XÃHỘI VIỆT NAM
ThS. PHẠM TIẾN LUẬT
- Văn phòng UBND TP. Hà Nội
Phát triển đô thị thông minh (hoặc thành phố thông minh) là xu thế tất yếu của Việt Nam
trong xu thế hội nhập hướng tới nền kinh tế tri thức. Bài viết đề cập đến việc xây dựng và
ứng dụng mô hình Thành phố thông minh ở nước ta, qua đó góp phần hình thành phương
thức quản lý nhà nước mới hiện đại và hiệu quả hơn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.