TCTC so 9 ky 2 IN - page 44

48
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
tăng cao như: Lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn
quả, thủy sản… Từ đó, tạo ra những điểm nhấn
làm tiền đề kêu gọi nhà đầu tư tham gia vào phát
triển ngành Công nghiệp chế biến; tận dụng các
thế mạnh nông sản trong nước để chế biến, góp
phần ổn định việc tiêu thụ nông sản cho bà con
nông dân. Phấn đấu đến năm 2020 hình thành một
nền công nghiệp chế biến nông, thủy sản hiện đại,
sản xuất được các sản phẩm phù hợp với thị hiếu
thị trường trong và ngoài nước.
Thứ ba,
cần thực hiện đầu tư mới và khuyến
khích DN chuyển đổi mô hình sản xuất, từ chế
biến thô sang chế biến tinh, tạo ra những sản
phẩm vừa có giá trị gia tăng cao lại vừa phù hợp
với thị hiếu thị trường, nâng cao hiệu quả sản
phẩm xuất khẩu.
Thứ tư,
đẩy mạnh phát triển loại hình DN
khoa học công nghệ, đặc biệt là các DN khoa học
công nghệ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
sau thu hoạch nhằm tạo ra động lực phát triển
DN chế biến nông sản; tạo ra nguồn nguyên liệu
ổn định và có chất lượng phù hợp phục vụ cho
phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản
trong tương lai.
Thứ năm,
chú trọng kết hợp mọi nguồn lực,
mọi cơ hội đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ
trợ, phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế biến
nông, thủy sản xuất khẩu. Đồng thời, có chính
sách đẩy mạnh mối liên kết ngang giữa DN chế
biến nông, thủy sản một cách vững chắc, qua đó
tạo thị trường và động lực khuyến khích DN đầu
tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực chế
biến thủy, hải sản…
Tóm lại, việc ký kết các hiệp định thương
mại tự do cũng như hình thành Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, có
thể sẽ tạo ra cơ hội để phát triển ngành Chế
biến nông sản của Việt Nam nhưng cũng có
thể biến ngành Nông nghiệp nước ta thành
“nhà cung cấp” nguyên liệu cho các DN chế
biến trong khu vực, nếu ngành Công nghiệp
chế biến nông, thủy sản Việt Nam không kịp
thời có những chuyển biến phù hợp.
có giá trị gia tăng không cao, không tiếp cận được
với thị trường bán lẻ và người tiêu dùng trực tiếp,
cho nên áp lực về việc đổi và đa dạng hóa sản
phẩm chưa nhiều. Trong khi, các sản phẩm phụ
trợ cho quá trình chế biến, nhất là chế biến thủy
sản như bao bì, đóng gói, phụ gia… lại được nhập
khẩu dễ dàng từ các nước trong khu vực (Thái
Lan, Trung Quốc…). Điều này, khiến cho việc
phát triển công nghiệp phụ trợ khó hình thành và
phát triển mạnh mẽ.
Ba là,
hầu hết các DN chế biến nông, thủy sản
đều thực hiện chu trình sản xuất khép kín, chưa
hình thành được liên kết ngang và liên kết giữa
các DN chế biến trong nước với nhau, nhất là giữa
DN trong nước với DN đầu tư nước ngoài hoặc
liên doanh với nước ngoài. Cho nên, nguồn lực
để phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực
nông, thủy sản vốn đã yếu lại càng yếu hơn.
Bốn là,
phần lớn DN chế biến, nhất là các DN
chế biến thủy sản đều chọn phương thức nhập
khẩu sản phẩm phụ trợ từ các nước trong khu
vực. Điều này khiến công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh
vực chế biến nông, thủy sản có độ rủi ro cao và
kém hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Năm là,
đến nay, chính sách cũng như hiểu biết
của đại bộ phận người dân đều hướng vào công
nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo xe máy, ô tô,
điện tử… chưa có sự quan tâm thích đáng đối với
công nghiệp chế biến nông, thủy sản.
Tăng cường không gian chính sách
để đẩy mạnh liên kết
Điểm mạnh của các DN Việt Nam nói chung và
của các DN chế biến nông, thủy sản nói riêng là
luôn biết cách tự cân bằng với sự thiếu hụt các sản
phẩm phụ trợ đối với ngành của mình. Do đó, vấn
đề đặt ra ở đây là cần phát huy lợi thế, khắc phục
những hạn chế để phát triển công nghiệp chế biến
mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước tiên
Chính phủ cần, khẩn trương nghiên cứu và ban
hành những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến
khích đầu tư của các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế
biến nông, thủy sản. Đồng thời, đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hóa, chuyển đổi các DN chế biến
nông, thủy sản thuộc sở hữu Nhà nước sang sở
hữu của các thành phần kinh tế khác nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DN chế
biến nông, thủy sản.
Thứ hai,
tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ phát
triển các DN chế biến các nông, thủy sản có lợi
thế cạnh tranh, lợi thế vùng, miền và có giá trị gia
Công nghiệp chế biến nông, thủy sản của
Việt Nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong công
nghiệp chế biến/sản xuất, khoảng 20% GDP.
Hiện nay một số sản phẩm của công nghiệp
chế biến nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu
lớn, thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
như: Chè, cà phê, cao su, thủy hải sản....
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...60
Powered by FlippingBook