TCTC so 9 ky 2 IN - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
53
sạn…; phát triển công nghệ xử lý nước thải, bùn thải
có tận thu năng lượng…
Đặc thù của ngành Công nghiệp môi trường và tiết
kiệm năng lượng có sự liên quan mật thiết đến nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, do đó, để thực hiện
mục tiêu phát triển vượt bậc ngành này, ngoài các cơ
chế, chính sách của Nhà nước, cần thiết phải tạo ra
các mối liên kết chặt chẽ giữa các DN môi trường, tiết
kiệmnăng lượng với các DN ở các lĩnh vực khác; trong
đó, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được xác định là đóng
vai trò trung gian. Cụ thể:
(i) Sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng
dẫn về phát triển ngành Công nghiệp môi trường và
tiết kiệm năng lượng, phát triển công nghiệp hỗ trợ,
tạo hành lang pháp lý và hệ thống cơ chế, chính sách,
biện pháp thúc đẩy lĩnh những lĩnh vực này.
(ii) Cần có các ưu đãi về tài chính, đất đai hạ tầng,
đầu tư nguồn nhân lực, chính sách khuyến khích
thành lập DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ; xây dựng
các quỹ đặc thù riêng cho công nghiệp hỗ trợ; hình
thành tổ chức đầu mối để quản lý và dẫn dắt liên kết
các DN làm công nghiệp hỗ trợ…
(iii) Quan tâm, xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực cho ngành Công nghiệp môi trường và tiết kiệm
năng lượng, công nghiệp hỗ trợ.
(iv) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm
tạo sức ép và thị trường cho ngành Công nghiệp môi
trường và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hỗ trợ
phát triển.
(v) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
đầu tư; tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ
của nước ngoài tham gia vào phát triển ngành Công
nghiệp môi trường, tiết kiệm năng lượng và công
nghiệp hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu Hội thảo “Liên kết DN trong việc đẩymạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ 6
ngành Công nghiệp trong Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn
khổ hợp tác Việt Nam– Nhật Bản hướng đến năm2020, tầmnhìn 2030”;
2. Đào Xuân Điệp (2015), Liên kết DN trong việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp
hỗ trợ trong ngành Công nghiệpmôi trường và tiết kiệmnăng lượng;
3. Các website: moit.go.vn, mof.gov.vn, mpi.gov.vn, tapchitaichinh.vn,
baocongthuong.com.vn…
DN Việt Nam nói chung, DN hoạt động trong lĩnh
vực môi trường và tiết kiệm năng lượng nói riêng còn
hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành này.
Bốn là,
quy mô của các DN hỗ trợ còn nhỏ, phát
triển tự phát, manh mún và chưa đáp ứng được yêu
cầu sản xuất; công nghệ và quản lý sản xuất còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn toàn cầu;
nguồn lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn để đầu
tư, đổi mới công nghệ, cải thiện và nâng cao trình
độ sản xuất… Chuỗi liên kết trong sản xuất, cung
ứng linh kiện chưa thực sự hình thành; số lượng và
năng lực của DN sản xuất chưa cao, gây khó khăn
cho phát triển các DN hỗ trợ và ngành Công nghiệp
môi trường và tiết kiệm năng lượng…
Định hướng và giải pháp phát triển
Xác định ngành Công nghiệp môi trường và tiết
kiệm năng lượng là một trong những ngành mới được
hình thành và phát triển nhằm giải quyết những nhu
cầu cấp bách trong xử lý ô nhiễm môi trường và nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, Kế hoạch hành
động phát triển ngành Công nghiệp môi trường và
tiết kiệm năng lượng đã đề ra định hướng phát triển
mạnh ngành Công nghiệp môi trường và tiết kiệm
năng lượng đến năm 2020 trở thành ngành Công
nghiệp chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong xử lý ô nhiễm
môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả bền vững.
Với định hướng đó, nhiệm vụ được đặt ra trong thời
gian tới cụ thể như sau:
Thứ nhất,
tập trung phát triển, đầu tư sản xuất một
số thiết bị môi trường có nhu cầu lớn như: Thiết bị lọc
bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện cho các nhà máy có lượng
phát thải khí lớn; thiết bị phân loại rác thải, lò đốt rác,
dây chuyền sản xuất vi sinh; thiết bị xử lý nước thải
phân tán; xe chuyên dùng phục vụ xử lý môi trường…
Thứ hai,
đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước
thải đô thị; nước thải công nghiệp tập trung tại các khu
công nghiệp; các nhà máy phân loại rác, sản xuất phân
vi sinh, đốt rác kết hợp với thu hồi nhiệt, phát điện; các
nhà máy xử lý chất thải nguy hại tập trung…
Thứ ba,
xây dựng các nhà máy tái chế chất thải như
nhựa phế thải, dầu thải thành nhiên liệu hoặc các sản
phẩm khác; trung tâm thu gom, tái chế rác thải thiết
bị điện và điện tử, phương tiện vận tải hết niên hạn
sử dụng…
Thứ tư,
cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng
trong các DN thuộc ngành công nghiệp sử dụng nhiều
năng lượng; triển khai các mô hình sử dụng hiệu quả
năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính ở các nhà
máy sản xuất bia, chế biến thủy sản, bệnh viện, khách
Hiện cả nước có 1.000 doanh nghiệp tham gia
trong lĩnh vực công nghệ môi trường và tiết
kiệm năng lượng nhưng năng lực xử lý mới đáp
ứng khoảng 1/3 nhu cầu, điều này tạo ra những
thách thức cản trở sựphát triển của ngànhCông
nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...60
Powered by FlippingBook