50
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
vực. Theo Tổ chức Liên hiệp Viễn thông Quốc tế,
một thành phố thông minh có thể được định nghĩa
“là một thành phố “tri thức” (knowledge), “số”
(digital), “mạng” (cyber) hay “kinh tế” (economy)
phụ thuộc và các mục tiêu do các nhà hoạch định
ở các thành phố hình thành”. Thành phố thông
minh là đích đến cuối cùng của mọi nỗ lực ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin của một
Thành phố nhằm hướng tới phục vụ xã hội và nền
kinh tế. Các thành phố thông minh giám sát hạ
tầng trọng yếu trong đó có cầu, đường, đường
hầm, đường sắt, xe điện ngầm, sân bay, cảng biển,
thông tin liên lạc, nước, điện, thậm chí là các tòa
nhà lớn, để tối ưu các nguồn lực và an ninh. Các
thành phố này cũng tối đa các dịch vụ cho các
công dân, mang tới một môi trường bền vững
thúc đẩy hạnh phúc và no ấm. Các dịch vụ này
dựa trên hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông.
Mô hình Thành phố thông minh thúc đẩy
phát triển toàn diện kinh tế -xã hội
Một Thành phố thông minh trên hết là một
thành phố hướng tới con người, phụ thuộc vào
một hạ tầng cơ sở hạ tầng và sự phát triển đô
thị liên tục, luôn luôn tính đến sự bền vững môi
trường và kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
mỗi khu vực, hay mỗi quốc gia sẽ chọn một hoặc
một số tiêu chí để định hướng phát triển thành
phố thông minh. Hiện nay, châu Âu là khu vực có
nhiều Thành phố thông minh nhất trên thế giới.
Đây là khu vực có môi trường xanh, tiết kiệm
năng lượng, giao thông công cộng tốt hơn cả, có
sự cam kết lớn trong sử dụng xe đạp và đi bộ,
ngoài ra đây cũng là khu vực tập trung vào các
chính sách phát triển bền vững và các-bon thấp
(như Thành phố Copenhagen có hai năm liên tiếp
đạt danh tiếng là thành phố xanh nhất thế giới
và là Thủ đô xanh của châu Âu vào năm 2014).
Các thành phố trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương đang trên con đường để trở thành Thành
phố thông minh.
Có thể nói, Thành phố thông minh là nơi mà ở
đó công nghệ thông tin được ứng dụng vào mọi
hoạt động của Thành phố nhằm đem lại hiệu quả
trong hoạt động quản lý nhà nước, trong phát
triển kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo
dục, y tế, giao thông... Do vậy, việc xây dựng
Thành phố thông minh chính là chiến lược quan
trọng trong việc hình thành “chính quyền điện tử
hiện đại, hiệu quả”, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội và hình thành ưu thế cạnh tranh lâu bền
triển đô thị thông minh và quản lý thông minh.
Hiện Việt Nam đã có nhiều điều kiện thuận lợi để
xây dựng các Thành phố thông minh, cụ thể:
Thứ nhất,
tỷ lệ người sử dụng internet/tổng dân
số ở Việt Nam là khá lớn. Trong đó, riêng năm
2014 đạt 43,8%, cao hơn tỷ lệ của thế giới là 42,2%
và châu Á là 34,8%.
Thứ hai,
Việt Nam có gần 14.000 DN trong lĩnh
vực công nghệ thông tin với 500.000 lao động;
doanh thu ngành công nghiệp công nghệ thông
tin đạt hơn 40 tỷ USD, ước tinh tông doanh thu
cua nganh thương mai điên tử Việt Nam năm
2014 la 2,97 tỷ USD.
Thứ ba,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động quản lý Nhà nước và các lĩnh vực đời sống
xã hội như: Quản lý ngân sách, thuế, hải quan,
bảo hiểm xã hội, đầu tư, thương mại, quy hoạch...
Tầm quan trọng của Thành phố thông minh
trong quản lý đô thị
Phát triển đô thị thông minh hiện đang được
nhiều quốc gia quan tâm và trở thành một xu
hướng cạnh tranh giữa các nước, giữa các khu
vực. Năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu
triển khai một loạt mục tiêu xây dựng Thành phố
thông minh với các mô hình Thành phố thông
minh tiêu biểu như: Stokholm, Copenhagen,
Barcelona, Helsinki... Năm 2009, Tập đoàn Công
nghệ IBM và chính quyền Thành phố Dubuque
(Mỹ) cùng đưa ra tuyên bố sẽ xây dựng Thành
phố Dubuque trở thành một Thành phố thông
minh. Tại khu vực châu Á, năm 2003, Chính phủ
Hàn Quốc đề ra chiến lược phát triển U-Korea
(Ubiquitous Korea). Tháng 6/2011, Thủ đô Seoul
công bố kế hoạch “Seoul thông minh năm 2015”.
Tháng 11/2014, Singapore cũng công bố Kế hoạch
xây dựng quốc gia thông minh. Cũng trong năm
2014, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên
bố sẽ xây dựng đề án 100 Thành phố thông minh
ở nước này...
Có thể nói, khái niệm, thuật ngữ “Thành phố
thông minh” mới xuất hiện nhưng đã trở thành
định hướng phát triển cho mọi quốc gia, mọi khu
Việt Nam có gần 14.000 DN trong lĩnh vực công
nghệ thông tin với 500.000 lao động; doanh
thu ngành công nghiệp công nghệ thông tin
đạt hơn 40 tỷ USD, ước tinh tông doanh thu
cua nganh thương mai điên tử Việt Nam năm
2014 la 2,97 tỷ USD.