TCTC so 9 ky 2 IN - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
47
Tính hiệu quả của công nghiệp chế biến nông,
thủy sản
Công nghiệp chế biến nông, thủy sản không
chỉ gìn giữ, khắc phục làm giảm hư hao sản
phẩm nguyên liệu, mà còn bổ sung, làm tăng giá
trị sử dụng của sản phẩm; mở rộng khả năng
cung ứng hàng hóa trên thị trường với mẫu mã,
hình thức đa dạng, kích thích nhu cầu mở rộng
khả năng tiêu dùng của xã hội. Tính hiệu quả
của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên
thị trường được thể hiện ở khối lượng lợi nhuận
do sự phát triển của công nghiệp chế biến thu
được. Công nghiệp chế biến càng phát triển thì
sức cung hàng hóa càng lớn, sức mua càng tăng
và cuối cùng khối lượng lợi nhuận thu được càng
nhiều, thu nhập tăng…
Ở nước ta, công nghiệp chế biến nông, thủy
sản hiện nay chiếm tỷ trọng đáng kể trong công
nghiệp chế biến/sản xuất, khoảng 20% GDP. Một
số sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, thủy
sản có giá trị xuất khẩu lớn, đã thu về nguồn ngoại
tệ lớn cho đất nước như: Chè, cà phê, cao su, thủy
hải sản.... Tuy nhiên, đánh giá của giới chuyên gia,
ngành Công nghiệp chế biến nông, thủy sản của
Việt Nam vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất
lượng, khả năng cạnh tranh còn thấp. Các doanh
nghiệp (DN) chế biến nông, thủy sản Việt Nam
đa phần đều có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị
lạc hậu; chưa chủ động chế biến những sản phẩm
theo nhu cầu của thị trường. Trong khi, liên kết
dọc theo chuỗi giá trị cũng như liên kết ngang
giữa các DN chế biến với nhau và với các DN sản
xuất phụ trợ lại chưa được hình thành hoặc đang
trong giai đoạn thử nghiệm, thiếu chặt chẽ. Hầu
hết các sản phẩm cũng như DN chế biến của Việt
Nam đều chưa có thương hiệu riêng. Sản phẩm
có chất lượng chưa cao, phần lớn sản phẩm xuất
khẩu đều ở dạng sơ chế. Mẫu mã sản phẩm lại
chậm đổi mới và chưa theo kịp những biến đổi
của thị trường…
Đơn cử, trong lĩnh vực chế biến cà phê, chế
biến công nghiệp chiếm khoảng 96% sản lượng cà
phê cả nước. Tuy nhiên, mức độ chế biến nội địa
mới chỉ đến phần tạo ra cà phê nhân. Tỷ lệ DN, tỷ
lệ sản phẩm chế biến sâu như cà phê bột, cà phê
hòa tan… còn rất khiêm tốn. Sản lượng sản phẩm
chế biến sâu chỉ đạt khoảng 20.000 tấn cà phê bột/
năm và 68.000 tấn cà phê hòa tan/năm. Trong khi,
sản phẩm cà phê là một trong những sản phẩm
có thế mạnh trong xuất khẩu, với 85% tổng giá trị
chế biến.
Lĩnh vực chế biến cao su cũng vậy, cơ cấu sản
phẩm chủ yếu là cao su mủ cốm, hầu hết sản
phẩm cao su chế biến (87,3%) dành để xuất khẩu
hiện nay chỉ ở dạng sơ chế.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do:
Thứ nhất,
quy mô ngành Công nghiệp chế biến
nông, thủy sản Việt Nam còn manh mún và nhỏ
lẻ, đối tượng tham gia chủ yếu là các DN nhỏ và
vừa, quy mô đầu tư không lớn và sử dụng nguồn
nhân công giá rẻ.
Thứ hai,
hầu hết sản phẩm nông, thủy sản Việt
Nam xuất khẩu đều dưới dạng sơ chế; sản phẩm
TĂNGCƯỜNGCHÍNHSÁCHHỖTRỢPHÁTTRIỂN
CÔNGNGHIỆP CHẾ BIẾNNÔNG, THỦY SẢN XUẤT KHẨU
ThS. CAO THỊ THANH HƯỜNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Mối liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa hiện nay
được đánh giá là khá yếu do ngành Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa thực sự phát
triển. Để đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết này, ngoài việc tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài theo hướng lựa chọn lĩnh vực ưu tiên thì Việt Nam cũng cần chủ động tiếp thu
các kỹ năng quản lý và công nghệ của các đối tác nước ngoài.
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...60
Powered by FlippingBook