TCTC so 9 ky 2 IN - page 42

46
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất,
luật pháp và quy định của Nhà nước cần
thể hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Từ đó,
các DNmới có được ý thức bình đẳng trong kinh doanh
và nhận thức đúng đắn về cạnh tranh lành mạnh.
Thứ hai,
về mặt chính sách,các cơ quan chức
năng cần chấn chỉnh, xây dựng môi trường kinh
doanh minh bạch để hạn chế nảy sinh tiêu cực.
Bên cạnh đó, cũng cần có những hành động cụ
thể, chế tài xử lý mạnh,đảm bảo nền nếp, trật tự,
làm sạch môi trường kinh doanh.
Thứ ba,
Chính phủ cần đẩy mạnh các mối quan
hệ ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát
triển, tạo điều kiện cho DN, doanh nhân Việt Nam
vươn ra thế giới cũng như tiếp tục tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Điều này sẽ mở ra cho các DN Việt
Nam cơ hội học hỏi từ những nền văn hóa tiên
tiến trên thế giới. Ngoài ra, những tổ chức tập hợp
doanh nhân hiện nay như hiệp hội, câu lạc bộ còn
yếu, Nhà nước cũng cần giúp đỡ gây dựng, tạo sự
gắn kết, hợp tác giữa các thành viên.
Tóm lại, để việc xây dựng và ứng dụng văn hoá
trong kinh doanh thành công, DN luôn phải xác
định văn hoá là một phần không thể thiếu của hệ
thống quản trị DN hiện đại. Trong đó, nội dung
cốt lõi là xây dựng triết lý kinh doanh, đạo đức
kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa DN và
văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Làm được như
vậy, DN sẽ có thể phát triển bền vững trước mọi
thách thức của thời kỳ hội nhập đem lại.
Tài liệu tham khảo:
1. Phúc An (2015), “Từ câu chuyện văn hóa tử tế của Amazon”, theo Forbes;
2. Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân;
3. PGS., TS. Nguyễn Duy Bắc (2008),“Văn hóa kinh doanh, văn hóa DN, văn
hóa doanh nhân - Quan niệm và mối quan hệ”, Doanh nhân 360.com;
4. Nguyễn Trần Bạt (2009),“Bàn về văn hóa kinh doanh”, Hội thảo về Văn
hóa DN Việt Nam trong toàn cầu hóa;
5. GS., TS. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân;
6. PGS., TS. Nguyễn Trung Vãn chủ biên (2008), Giáo trình Marketing quốc
tế, NXB Lao động xã hội;
7. Ngô Minh Khôi (2000), Văn hóa kinh doanh thời đổi mới: Những bài
báo và phóng sự chọn lọc, NXB Thuận Hóa;
8. Mai Phương (2013), “10 công ty được yêu thích nhất tại Mỹ”, theo
Economic Times;
9. Ngọc Trang (2012), “Cận cảnh kho hàng khổng lồ của Amazon”,theo
Business Insider.
thức về vấn đề cạnh tranh lành mạnh và cạnh
tranh đi đối với hợp tác để cùng phát triển, đặc
biệt khi chúng ta đang ngày một hội nhập sâu
hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh
không đồng nghĩa với triệt hạ đối thủ bằng mọi
thủ đoạn. Các DN cần thống nhất được những
mục tiêu phát triển vì sự lớn mạnh chung của toàn
ngành, toàn nền kinh tế.
Thứ hai,
việc phát huy tính chủ động, tự lập là
một vấn đề không kém phần cấp thiết hiện nay
đối với các DN Việt Nam. Điển hình, khi được
hỏi về những hiểu biết về tiến trình Việt Nam
hội nhập cộng đồng ASEAN vào tháng 12/2015,
rất nhiều các DN tỏ ra thờ ơ, không quan tâm
và không có những kiến thức cập nhật cần thiết.
Điều này là do bản thân các DN vẫn còn suy nghĩ
cá nhân, cho rằng hội nhập đồng nghĩa với cạnh
tranh mà không nhận thức được những cơ hội mà
nó mang lại.
Thứ ba,
tính chộp giật, dàn trải, chỉ chú trọng
những hoạt động kinh doanh kiếm lợi trước mắt
mà bỏ qua những lợi ích lâu dài của các DN lớn
trong nước đang là một điểm trừ đối với Việt
Nam trong việc thu hút những nhà đầu tư thế
giới. Chính vì vậy, các DN Việt Nam cần loại bỏ
ngay những thói quen xấu này, bền bỉ xây dựng
thương hiệu dựa trên những hoạt động cốt lõi
của mình. Bản thân các nhà lãnh đạo DN ngoài
việc tự mình học hỏi, nâng cao kiến thức cũng
cần rèn luyện để có tư duy và tầm nhìn toàn
cầu, dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo
hiểm, rủi ro.
Cuối cùng,
việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt
các DN Việt Nam đứng trước một môi trường kinh
doanh mới mẻ với nhiều trở ngại. Do đó, thay đổi
để thích nghi là việc phải làm, nhưng giữ được bản
sắc để tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng không kém
phần quan trọng. Muốn hòa nhập mà không hòa
tan là một việc cần nhiều thời gian và công sức, các
DN nếu muốn tham gia thị trường quốc tế cần bắt
tay làm ngay từ bây giờ.
Chính phủ cần đẩy mạnh các mối quan hệ
ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát
triển, tạo điều kiện cho DN, doanh nhân Việt
Nam vươn ra thế giới cũng như tiếp tục tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...60
Powered by FlippingBook