TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2015
51
nghệ thông tin cũng sẽ hỗ trợ những loại hình liên
lạc trên mạng mới giữa các nhà hoạch định chính
sách, các đại biểu dân cử đến từng cá nhân công
dân. Thông qua phương thức này, có thể thấy rằng
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành
chính giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của
UBND cấp tỉnh tại nước ta.
Điều may mắn là trong những năm qua, Việt
Nam cũng rất quan tâm phát triển công nghệ thông
tin. Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế với mục
tiêu đưa ngành công nghệ thông tin Việt Nam “trở
thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong
phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng
lực cạnh tranh quốc gia”. Ngày 15/4/2015, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính
trị nhằm tổ chức thể chế hóa và thực hiện đầy đủ
các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
đã đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW nhằm
đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành phương
thức phát triển mới, nâng cao năng suất lao động,
hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Đây chính là những cơ sở
pháp lý quan trọng để nước ta có thể từng bước
xây dựng và áp dụng mô hình Thành phố thông
minh, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
quản lý giám sát thành phố nói riêng và phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu hội thảo Hội thảo “Đô thị thông minh: Thực tiễn và kinh nghiệm
quốc tế, triển vọng tại Việt Nam”, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, tháng 8/2015;
2. Seoul Metropolitan Government and ITU Telecommunication , Smart
cities, ITU news (tháng 12/2013);
3. Ministry of Urban Development Government of India (2015), What is
Smart City, New Delhi.
của các thành phố không chỉ tại Việt Nam mà tất
cả các quốc gia trên thế giới.
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình Thành phố
thông minh trên thế giới, Việt Nam có thể tham
khảo qua một vài mô hình có xuất phát điểm
tương đương hoặc có một số điều kiện tương đồng
như các thành phố của Việt Nam để xác định các
nhiệm vụ, giải pháp phát triển Thành phố thông
minh của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo đó, trong một thành phố thông minh, hoạt
động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền
(hay “Chính quyền điện tử” “Chính quyền thông
minh”) đóng vai trò chủ đạo. Chính quyền điện
tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin
trong mọi hoạt động của mình nhằm phục vụ
người dân tốt hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh “Chính
quyền điện tử”, các thành phần khác của Thành
phố thông minh là trường học thông minh, bệnh
viện thông minh, giao thông hiện đại, DN thông
minh, cộng đồng thông minh... Việc xây dựng
Thành phố thông minh chính là chiến lược quan
trọng trong việc hình thành “chính quyền điện
tử hiện đại, hiệu quả”. Qua đó, hình thành một
phương thức quản lý nhà nước mới nâng cao hiệu
quả trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành
của UBND cấp tỉnh.
Công nghệ thông tin đổi mới phương thức hoạt
động của cơ quan Nhà nước khi tạo ra khả năng xây
dựng một hệ thống thông tin thống nhất trong toàn
bộ bộ máy nhà nước - nơi mọi thông tin xuất hiện
ở bất cứ cơ quan nào của bộ máy chính quyền từ
các bộ, ngành đến các cấp chính quyền từ đều được
cập nhật và lưu giữ trong hệ thống. Điều này, cho
phép người dân có cơ hội tiếp cận với bộ máy chính
quyền thông qua cơ chế “một cửa điện tử” (theo
nghĩa “chỉ cần vào một cửa là được đáp ứng mọi
yêu cầu từ bộ máy chính quyền”), các cơ quan Nhà
nước có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng
để thực thi các quy trình nghiệp vụ quản lý Nhà
nước và phục vụ người dân. Các hệ thống thông
minh sẽ hướng dẫn các công dân nhanh chóng định
vị thông tin cần thiết. Người dân và DN trở thành
trung tâm của hệ thống chính phủ điện tử. Những
chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước trong
điều hành công việc của cơ quan nhà nước cấp trên
sẽ được thông tin đến cơ quan nhà nước cấp dưới
cũng như người dân nhanh hơn; đồng thời, cũng
làm tăng chất lượng thông tin phản hồi tới các cấp
ban hành chính sách và quản lý. Ngoài ra, Thành
phố thông minh với tính ưu việt về ứng dụng công
Tính đến năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên
toàn đô thị trên cả nước là 34.017 km2 (10,26%
diện tích đất tự nhiên cả nước) với khoảng
33,6% dân số, đóng góp khoảng 60% GDP cả
nước và 70% tổng thu ngân sách toàn quốc.