TCTC so 9 ky 2 IN - page 50

54
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 quy định,
các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định phải thỏa
mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:
(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một
cách tin cậy;
(3) Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Như vậy, tài sản cố định là những tài sản có giá
trị đủ lớn, có thời gian sử dụng lâu dài và được đầu
tư sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế trong tương
lai cho doanh nghiệp (DN). Nó là một trong những
bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế quốc dân, đồng thời là yếu tố quan trọng
để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho DN trong nền
kinh tế thị trường.
Đặc điểm tài sản cố định hữu hình
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 - tài
sản cố định hữu hình quy định:
- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có
hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.
- Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà DN phải
bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng.
- Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống
giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
- Giá trị còn lại là nguyên giá của tài sản cố định
hữu hình sau khi trừ số khấu hao lũy kế của tài sản đó.
- Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi
hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó, sau khi
trừ đi chi phí thanh lý ước tính.
Phương pháp kế toán tăng tài sản cố định do
mua sắm phải qua lắp đặt, chạy thử theo Thông
tư 200/2014/BTC
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên giá tài
sản cố định mua về phải qua lắp đặt, chạy thử có
sản phẩm, phế liệu thu hồi sau chạy thử là: Giá mua
(trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm
giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển
và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các
khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử),
các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp 1:
Chi phí lắp đặt, chạy thử không
tạo ra sản phẩm chạy thử.
- Khi phát sinh chi phí lắp đặt chạy thử: Kế toán
ghi tăng xây dựng cơ bản dở dang theo chi phí lắp
đặt, chạy thử và ghi tăng vốn bằng tiền... Sau khi lắp
đặt, chạy thử hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,
kế toán ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình
và ghi giảm xây dựng cơ bản dở dang.
- Khi phát sinh chi phí lắp đặt tài sản cố định hữu
hình, ghi:
BÀNVỀKẾTOÁNBIẾNĐỘNGTĂNGTÀI SẢN
DOMUASẮMPHẢIQUALẮPĐẶT,CHẠYTHỬ
ThS. PHẠM THU HUYỀN
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nhiều quy định pháp lý mới về kế toán cũng như quy định về chế độ quản lý, sử dụng, khấu
hao tài sản cố định mới đã được ban hành và ngày càng kiện toàn, tác động không nhỏ tới
công tác kế toán tài sản cố định. Bài viết trình bày nội dung hạch toán sự biến động tăng
tài sản cố định hữu hình, do mua sắm phải qua lắp đặt, chạy thử theo quy định của Thông
tư 200/2014/TT-BTC, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với vấn đề này.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,...60
Powered by FlippingBook