Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 12

14
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam
Vài năm trở lại đây, do quy mô ngân sách nhà
nước (NSNN) so với GDP có xu hướng giảm đi song
quy mô chi NSNN lại chưa có những thay đổi tương
ứng, nên Chính phủ buộc phải vay nợ và hệ quả
là mức nợ công tăng nhanh. Chính sách tài khóa
2015 cũng như trong những năm sắp tới đứng trước
những thách thức rất lớn. Đó là, phải vừa giữ quy
mô thu NSNN ở mức hợp lý nhằm đáp ứng được
yêu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế
vĩ mô; vừa phải đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho phát
triển kinh tế và an sinh xã hội. Do đó, cải thiện hiệu
quả sử dụng vốn vay là hết sức cấp bách trong giai
đoạn hiện nay.
Theo Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12, nợ
công của Việt Nam bao gồm: Nợ chính phủ; Nợ được
Chính phủ bảo lãnh và Nợ chính quyền địa phương.
Xét theo nguồn hình thành, nợ công của Việt Nam
được hình thành từ 3 nguồn chính: (i) Do tích lũy
từ thâm hụt NSNN hàng năm; (ii) Do các khoản chi
tiêu công cho các công trình/dự án bằng nguồn trái
phiếu chính phủ, vốn vay ODA, vốn vay của chính
quyền địa phương (Hiện chưa được tính vào cân
đối NSNN hàng năm theo Luật NSNN 2002); (iii)
Nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được
Chính phủ bảo lãnh.
Cách đây 13 năm, năm 2001, tỷ lệ nợ công của
Việt Nam là 11,5% GDP, đến năm 2010, con số này
đã tăng gần 5 lần (khoảng 51,7% GDP). Trong 3 năm
kế tiếp, từ 2010-2013, nợ công đi ngang và tăng tiếp
lên 54,2% (xem hình 1). Nhưng năm 2014, nợ công
dự tính tăng lên tới 60,3% GDP.
Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố dẫn đến
quy mô nợ công tăng nhanh là do thâm hụt NSNN.
Trong vòng 15 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục ở
trong tình trạng thâm hụt NSNN. Trong giai đoạn
2004-2008, thâm hụt NSNN không bao gồm chi trả
nợ gốc của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%GDP song con
số này đã tăng lên gấp đôi, ở mức 3,1% GDP trong
giai đoạn 2009-2014. Nếu tính cả chi trả nợ gốc thì
thâm hụt NSNN đã tăng từ mức gần 5% lên 5,5%
trong cùng giai đoạn này. Năm 2015, theo ước tính
thì bội chi NSNN cũng sẽ có thể vượt mức 5%.
Xét về cơ cấu của nợ công với GDP, đến cuối
2014, nợ Chính phủ chiếm 46,9% còn lại là nợ Chính
phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu
chia theo nguồn gốc của nợ công thì nợ công trong
nước là khoảng 32% GDP, còn nợ công nước ngoài
là 28% GDP. Cũng theo ước tính của Chính phủ thì
NỢ CÔNG CỦAVIỆT NAM:
DỰBÁONHỮNG RỦI ROVÀ GIẢI PHÁP PHÒNGNGỪA
PGS.,TS. VŨ SỸ CƯỜNG
– Học viện Tài chính
Theo ước tính của Chính phủ, nợ công đến cuối năm 2016 sẽ tăng lên gần 64% GDP, vẫn
thấp hơn mức trần 65% GDP được Quốc hội quy định và trong ngưỡng an toàn khuyến cáo
của các tổ chức quốc tế, tuy nhiên, vẫn thiếu hụt nguồn cho chi đầu tư, do đó, việc cải thiện
hiệu quả sử dụng vốn vay là hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đề cập đến những
thách thức trong quản lý nợ công, bài viết gợi ý một số giải pháp về chính sách nhằm vượt
qua khó khăn, quản lý nợ công an toàn và bền vững tại Việt Nam.
HÌNH 1: THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ NỢ CÔNG 2001-2014
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2014 là số ước tính
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...70
Powered by FlippingBook