TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
15
Năm 2014, hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt
Nam về phát hành nội tệ, ngoại tệ và trần nợ hiện
đang được Fitch Ratings, Moody’s và S&P đánh giá
ở mức BB- và B1 và có triển vọng ổn định. Điều đó
có nghĩa là có rủi ro nhưng vẫn ở mức an toàn và
chưa có nguy cơ lâm vào khủng hoảng nợ công.
Dự báo những rủi ro trong giai đoạn tới
Mặc dù nợ công của Việt Nam được đánh giá là
vẫn trong ngưỡng an toàn, song với việc NSNN liên
tục thâm hụt ở mức cao và nhu cầu vay vốn cho các
dự án đầu tư vẫn tiếp tục tăng, thực trạng này đặt ra
yêu cầu cần phải xem xét và dự báo kịch bản rủi ro
mà Việt Nam có thể sẽ gặp phải trong giai đoạn tới.
Thứ nhất
, rủi ro về khả năng trả nợ.
Hiện nay, do quy mô nợ công tăng nhanh và
nhiều khoản vay nợ trong quá khứ bắt đầu đến hạn
phải trả, cho nên quy mô gánh nặng trả nợ bắt đầu
tăng lên trong vài năm gần đây. Giai đoạn 2011 -
2014 tốc độ tăng trả nợ lãi hàng năm trung bình là
27,5 %, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chi cân
đối ngân sách hàng năm. Tỷ lệ chi NSNN dành cho
trả nợ lãi đã tăng từ 3% chi cân đối NSNN năm 2006
lên đến 6,6% năm 2014. Theo ước tính hiện nay, Việt
Nam đã phải dành gần 1/4 tổng thu NSNN hàng
năm chỉ để hoàn thành nghĩa vụ nợ gồm nợ gốc,
nợ lãi, số chi trả nợ năm 2014 gần bằng 50% tổng
chi cân đối NSNN cho đầu tư phát triển. Nếu tiếp
tục duy trì tốc độ tăng nhanh quy mô nợ công như
những năm gần đây, thì nợ công Việt Nam có thể
sẽ vượt ngưỡng an toàn và có thể chịu rủi ro về khả
năng trả nợ.
Sở dĩ tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam hiện nay
vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội là
do vào năm 2013, Tổng cục Thống kê đã điều chỉnh
phương pháp tính GDP, bổ sung thêm giá trị kinh
doanh của ngành Ngân hàng và dịch vụ nhà tự có,
tự ở của dân cư cho GDP của cả các năm trước đó.
Chưa kể, cơ sở để Quốc hội/Chính phủ đặt ra mục
tiêu hay trần nợ công lại ở thời điểm đầu kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011–2015 là
dựa vào giá trị GDP theo phương pháp cũ. Nếu sử
nợ công đến cuối 2016 sẽ tăng lên gần 64%, vẫn thấp
hơn mức trần 65% GDP được Quốc hội quy định và
trong ngưỡng an toàn khuyến cáo của các tổ chức
quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ Tiền tệ
quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý là tốc độ tăng
nhanh chóng của quy mô nợ công trong vài năm
gần đây.
Nếu xem xét cấu trúc nợ công so với tổng thu
NSNN thì quy mô nợ công của Việt Nam đã tăng từ
1,93 lần tổng thu NSNN vào năm 2011 lên 2,36 lần
vào năm 2013 và ước sẽ là 2,14 lần tổng thu NSNN
năm 2014. Quy mô nợ công tăng nhanh so với thu
NSNN sẽ tạo ra áp lực rất lớn với nguồn trả nợ.
Một thay đổi trong cấu trúc nợ công của Việt Nam
giai đoạn gần đây là sự thay đổi tỷ lệ của nợ trong
nước so với nợ nước ngoài với xu hướng chuyển từ
vay nợ nước ngoài giai đoạn sang vay nợ nội địa.
Theo Bản tin nợ công (Bộ Tài chính), nợ công nước
ngoài tính đến cuối năm 2013 là 26,6% GDP, chiếm
tỷ trọng khoảng 49% tổng nợ công và có xu hướng
giảm đi trong giai đoạn 2011-2013. Nợ công trong
nước có xu thế tăng lên và đã chiếm tỷ lệ 51% tổng
nợ công năm 2013.
Xét về kỳ hạn các khoản vay và lãi suất thì đa số
các khoản vay nước ngoài có kỳ hạn dài (lên tới hàng
chục năm) và lãi suất thấp. Ngược lại, các khoản nợ
công trong nước, chủ yếu thông qua phát hành trái
phiếu chính phủ (TPCP) có lãi suất hữu hiệu khoảng
10% và chủ yếu có kỳ hạn ngắn từ 2-5 năm (Phạm
Thế Anh và cộng sự, 2012). Những năm gần đây lãi
suất TPCP và TPCP bảo lãnh đã có xu hướng giảm
chung cùng mặt bằng lãi suất trong nước, từ mức
đỉnh khoảng 11% năm 2011 xuống còn khoảng 6%
năm 2014. Cụ thể năm 2013, năm 2013 lãi suất trung
bình nợ trong nước của Chính phủ (chiếm 38% nợ
công) lên tới 8,9% trong khi lãi suất trung bình nợ
nước ngoài (chiếm 39,8% tổng nợ công) thấp hơn
nhiều. Nếu chuyển sang số tuyệt đối thì năm 2013,
Chính phủ đã chi trả 125,7 nghìn tỷ đồng nợ gốc và
57,6 nghìn tỷ đồng trả lãi. Năm 2014, con số ước tính
là 150,7 nghìn tỷ cho trả nợ gốc (tăng gần 20% so với
năm 2013) và 58,2 nghìn tỷ cho trả nợ lãi.
BẢNG 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM 2010-2014 (%)
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
Nợ công/thu NSNN
190,7
192,9
224
263,3
280,9
Nợ chính phủ/thu NSNN
151,1
151,4
174
184,4
218,5
Nợ công nước ngoài/thu NSNN
105,3
108,5
119,4
115,8
130,4
Nợ nước ngoài/dự trữ ngoại hối
367,9
385,4
231,6
249
211,7
Nghĩa vụ nợ Chính phủ/thu NSNN
14,8
15,3
21
22,6
24,7
Nguồn: Bản tin nợ của Bộ Tài chính và Báo cáo số 177/BC-CP