20
ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
viên chức mất việc, các công ty nhà nước mất dự
án đầu tư, hay các chính quyền địa phương thiếu
nguồn tài trợ từ trung ương… Tuy nhiên, đây là
một việc không thể né tránh nếu muốn duy trì an
toàn tài khóa trong tương lai.
Có thể khẳng định, một chương trình cải cách
chi tiêu công toàn diện nghiêm túc cần phải được
nghiên cứu và thực hiện, bao phủ các nội dung
từ việc xây dựng các quy tắc chi tiêu, cơ chế
phân bổ và phân cấp chi tiêu, phân loại chi tiêu,
xác định phạm vi tài trợ của ngân sách... Những
nội dung của chương trình cải cách này phải tạo
ra được các khuyến khích cũng như chế tài sao
cho hướng tới giảm thiểu được các chương trình
công chi tiêu lãng phí.
Cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng nhất,
một chương trình cải cách chi tiêu công toàn
diện, nghiêm túc cần phải được nghiên cứu và
thực hiện, bao phủ các nội dung từ việc xây
dựng được các quy tắc chi tiêu, cơ chế phân
bổ và phân cấp chi tiêu, phân loại chi tiêu, xác
định phạm vi tài trợ của ngân sách… Những nội
dung của chương trình cải này phải tạo ra được
các khuyến khích cũng như trừng phạt sao cho
hướng tới giảm thiểu được các chương trình chi
tiêu lãng phí, thu hẹp bộ máy hành chính, thúc
đẩy quá trình rút lui khỏi thị trường và phát huy
vai trò của một nhà nước kiến tạo phát triển…
Tất nhiên, để chương trình này được triển khai
thành công thì không thể thiếu sự đồng thuận
chính trị.
Tài liệu tham khảo
1. Bản tin Nợ công số 3, Bộ Tài chính, 2014;
2. Báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp quản lý nợ công theo nghị
quyết số 75/2014/QH13 của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 5/6/2015;
3. Phạm Thế Anh (2015), Kỷ luật tài khóa và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển số 213, tháng 3/2015;
nguồn trái phiếu chính phủ đang gây ra những
rủi ro tiềm ẩn cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô
của Việt Nam, bao gồm sức ép làm tăng lãi suất
trên thị trường tiền tệ, gánh nặng nợ tăng nhanh,
giới hạn an toàn nợ công bị thử thách, tích tụ rủi
ro lạm phát trong tương lai do cung tiền tăng
nhanh để hỗ trợ cho việc phát hành trái phiếu
chính phủ thành công.
Những rủi ro nợ công là hiện hữu và các thước
đo liên quan đều đang tiệm cận nhanh tới các giới
hạn an toàn. Khi chi tiêu công chưa được cắt giảm
một cách bền vững thì dù có tăng được nguồn
thu trong nước thế nào và phát hành thành công
trái phiếu quốc tế ra sao cũng chỉ giải quyết được
phần ngọn của vấn đề. Do vậy, chỉ có cải cách tài
khóa, đặc biệt là chi tiêu công, mới mong duy trì
được an toàn nợ công trong tương lai.
Duy trì an toàn nợ công bằng cách nào?
Để đảm bảo an toàn nợ công trong thời gian
tới, cần tuân thủ một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
cần phải thực thi các kỷ luật tài khóa
một cách nghiêm minh. Mục đích của kỷ luật tài
khóa là nhằm đưa ra định hướng cho chính sách
tài khóa nhằm đảm bảo an ninh tài khóa trong
dài hạn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, việc
điều chỉnh chỉ tiêu tài khóa nhằm làm giảm thiểu
những tác động tiêu cực và bất ngờ đối với nền
kinh tế trước các cú sốc là có thể chấp nhận được.
Thứ hai,
hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
trong mối quan hệ với ngân sách nhà nước cần
phải được minh bạch và giám sát chặt chẽ bởi
Quốc hội. Thâm hụt ngân sách cao thường kéo
theo sự gia tăng cung tiền ồ ạt khi ngân hàng
trung ương không có sự độc lập từ chính phủ
ở nhiều nước trước khi xảy ra khủng hoảng nợ.
Hệ quả là, các cuộc khủng hoảng nợ công, mặc
dù được trì hoãn, nhưng khi đã xảy ra thì sẽ
kéo theo lạm phát cao, đồng tiền mất giá mạnh,
thâm thủng dự trữ ngoại hối và vốn quốc tế tháo
chạy. Do vậy, các hậu quả kinh tế xã hội của cuộc
khủng hoảng nợ công là rất trầm trọng và khó
phục hồi.
Đặc biệt, việc duy trì an toàn nợ công không
có cách gì khác là phải bắt nguồn từ việc cắt giảm
chi tiêu công, bất kể là chi đầu tư hay thường
xuyên. Đồng thời, tỷ trọng chi thường xuyên/chi
đầu tư phải được điều tiết giảm về mức phù hợp.
Cắt giảm chi tiêu công và quy mô của chính phủ
là việc làm rất khó khăn bởi nó thường gặp phải
sự phản ứng mạnh mẽ. Đó có thể là công chức/
Trong giai đoạn 2011–2015, mục tiêu của
Chính phủ là đưa mức thâm hụt ngân sách
giảm dần xuống còn 4,5% GDP vào năm
2015, nhưng do nhiều yếu tố tác động, mức
thâm hụt ngân sách những năm qua vẫn còn
cao. Thâm hụt ngân sách của các năm 2012,
2013 và 2014 lần lượt đã lên tới xấp xỉ 5,4,
6,6 và 5,7% GDP. Những con số này cũng cao
hơn so với mức dự toán 4,8% GDP mỗi năm
trong các năm này.