Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
19
chỉ còn khoảng 0,7% tổng thu trong năm 2014.
Tương tự như vậy, thu từ bán nhà thuộc sở hữu
nhà nước va chuyển quyền sử dụng đất cũng có
xu hướng giảm dần, từ 8,8% tổng thu xuống chỉ
còn 5,2% tổng thu trong năm 2014 khi các tài sản
loại này thuộc sở hữu nhà nước đang dần cạn.
Việc đưa những khoản từ khai thác dầu thô và
các tài nguyên khác vào tính toán cán cân ngân
sách cho thấy những rủi ro tiềm ẩn đối với an
toàn ngân sách khi nguồn tài nguyên thiên nhiên
này là hữu hạn và phụ thuộc quá nhiều vào giá
cả thế giới. Trong hai năm gần đây khi giá dầu
thế giới sụt giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến
nguồn thu ngân sách. Nếu loại trừ khoản thu từ
dầu thô, thâm hụt ngân sách của nước ta ước vào
khoảng 9,5% GDP trong 5 năm qua.
Nâng cao kỷ luật tài khóa
Hiện nay, dưới nhiều hình thức khác nhau,
Việt Nam đã tăng cường kỷ luật về nợ công, cán
cân ngân sách, thu và chi ngân sách. Các mức
giới hạn về nợ công và thâm hụt ngân sách đã
được thể chế hóa trong các văn bản của Quốc
hội và Chính phủ và được xây dựng cho các kế
hoạch kinh tế xã hội 5 năm một lần. Các kế hoạch
về thu và chi ngân sách hàng năm được Bộ Tài
chính lập trình Chính phủ, sau đó được Quốc hội
thông qua. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách vẫn
vượt quá mức mục tiêu, còn nợ công và nghĩa
vụ trả nợ đang ngấp nghé mức giới hạn của giai
đoạn 2011–2015.
Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam hiện vẫn còn
ở dưới mức trần 65% quy định bởi Quốc hội.
Mức trần thâm hụt (bội chi) ngân sách của
Việt Nam được cụ thể hóa cho từng giai đoạn
5 năm bởi Quốc hội và dự toán được xây dựng
hàng năm bởi Chính phủ (và phê duyệt bởi Quốc
hội). Trong giai đoạn 2011–2015, mục tiêu của
Chính phủ là đưa mức thâm hụt ngân sách giảm
dần xuống còn 4,5% GDP vào năm 2015, nhưng
do nhiều yếu tố tác động, mức thâm hụt ngân
sách những năm qua vẫn còn cao. Thâm hụt ngân
sách của các năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt đã
lên tới xấp xỉ 5,4, 6,6 và 5,7% GDP. Những con số
này cũng cao hơn so với mức dự toán 4,8% GDP
mỗi năm trong các năm này.
Trong điều kiện ngân sách thâm hụt và vốn
đầu tư từ các nguồn khác, như từ khu vực tư
nhân và đầu tư nước ngoài, tăng chậm lại thì
gánh nặng vốn đầu tư của cả nền kinh tế có vẻ
như đang được dồn vào nguồn trái phiếu chính
phủ. Việc dồn gánh nặng về vốn đầu tư lên
Thâm hụt ngân sách cao đi kèm với nghĩa vụ
trả nợ tăng nhanh là nguyên nhân chính khiến
Chính phủ phải thực hiện hàng loạt các chương
trình phát hành trái phiếu, cả trong nước lẫn
quốc tế, để đảo nợ. Tức là, vay nợ mới với ưu
điểm lãi suất thấp hoặc kỳ hạn dài hơn để trả cho
các khoản nợ cũ. Lãi suất quốc tế có thể thấp hơn
đôi chút nhưng nếu thâm hụt ngân sách cao vẫn
tiếp tục diễn ra và đồng USD mạnh lên khi Ngân
hàng Trung ương Mỹ thắt chặt tiền tệ thì gánh
nặng trả lãi nợ công sẽ gặp nhiều bất lợi.
Chi thường xuyên còn cao
Nhận thức rằng, thâm hụt ngân sách của Việt
Nam trong những năm gần đây là do chi tiêu
nhiều. Tổng thu NSNN và viện trợ trung bình
trong 4 năm gần đây đạt khoảng 24% GDP, với
tốc độ tăng khoảng 10,4% mỗi năm. Trong cùng
thời gian đó, chưa kể các khoản chi tiêu công để
ngoại bảng, tổng chi ngân sách không bao gồm
chi trả nợ gốc lên tới 31,5% GDP, với tốc độ tăng
là khoảng 7% mỗi năm. Như vậy, có thể thấy cả
tổng thu và tổng chi ngân sách của Việt Nam đều
đang cao hơn so với các nước tương đồng trong
khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong hai năm
gần đây, chi thường xuyên mỗi năm gấp khoảng
4 lần chi đầu tư phát triển từ NSNN.
Ngoài chi thường xuyên và chi đầu tư phát
triển, trong quyết toán NSNN hàng năm còn
có khoản mục chi chuyển nguồn. Bên cạnh đó,
trong cơ cấu nguồn thu NSNN của Việt Nam
có nhiều khoản thu chưa bền vững theo nghĩa
chúng phụ thuộc vào bên ngoài hoặc có nguy cơ
cạn kiệt dần theo thời gian. Cụ thể, thu từ viện
trợ không hoàn lại đã giảm dần, từ mức xấp xỉ
2,0% tổng thu của giai đoạn trước 2010, xuống
HÌNH 2: NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 2010–2014
(% thu NSNN)
Nguồn: Bản tin Nợ công số 3 và Quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...70
Powered by FlippingBook