Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
23
tỷ giá sẽ phụ thuộc vào quan điểm của NHNN đối
với tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh
tế cũng như cách ứng xử của NHNN đối với các
hoạt động đầu cơ ngoại tệ.
Tuy nhiên, việc tăng dự trữ ngoại hối quá nhanh
cũng sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cơ cấu lại nợ TPCP, bởi khi trên thị trường quá ít
USD, đồng thời quá nhiều tín phiếu của NHNN (do
NHNN phải phát hành tín phiếu để hút VND về sau
khi mua USD), tính hấp dẫn của USD sẽ tăng lên và
tính hấp dẫn của TPCP sẽ giảm đi, do đó khiến lãi
suất sẽ khó có thể giảm cùng với tốc độ lạm phát
như mong muốn.
Mặc dù vậy, giải pháp mang tính căn cơ hơn cả
để đảm bảo an ninh tài chính công trong bối cảnh
hiện nay cũng như trong tương lai là tổng chi NSNN
sẽ phải tăng chậm lại, thậm chí chậm hơn, so với
tốc độ tăng nguồn thu để bước đầu khống chế, sau
đó tiến tới giảm tỷ lệ thâm hụt NSNN/GDP về mức
hợp lý. Đồng thời, để có nguồn cho chi đầu tư phát
triển và chi trả nợ, tỷ trọng chi thường xuyên trong
tổng chi NSNN phải được giảm mạnh. Muốn vậy,
bộ máy hành chính của các cơ quan Nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần được cải cách
theo hướng gọn nhẹ hơn. Đây là vấn đề đã được
nhận thức từ lâu nhưng chưa được thực hiện quyết
liệt. Nếu việc giảm biên chế chỉ trông chờ vào những
cán bộ sẽ nghỉ hưu một cách tự nguyện, sẽ mất rất
nhiều thời gian để đưa tỷ lệ chi thường xuyên xuống
còn mức lý tưởng 50% tổng chi NSNN như Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã từng nêu.
Gần đây, Chính phủ cũng đã quyết định đẩy
mạnh cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại các
doanh nghiệp. Đây là một chủ trương đúng đắn,
mặc dù kết quả còn chưa được như mong đợi. Giải
pháp này không chỉ hứa hẹn sẽ tạo thêm động lực
mới để các doanh nghiệp phát triển sau khi Nhà
nước thoái vốn, mà còn giúp tăng thêm nguồn lực
cho ngân sách. Với quy mô vốn Nhà nước tại các
doanh nghiệp hiện ở mức hơn 1 triệu tỷ đồng, đây là
nguồn lực quan trọng để giúp cân đối NSNN trong
thời gian tới và đảm bảo nợ công không vượt quá
mức giới hạn 65% GDP vào năm 2020.
Mặc dù vậy, cần khẳng định rằng, nguồn tài
chính có được từ việc thoái vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp chỉ là các khoản thu một lần. Về lâu
dài, quy mô thâm hụt NSNN và nợ công sẽ chỉ được
khống chế ở mức an toàn, khi các khoản chi được
hoạch định trên cơ sở bám sát nguồn thu, dựa trên
một bộ máy hành chính gọn nhẹ, đồng thời được
sử dụng một cách hiệu quả trên cơ sở công khai và
minh bạch để người dân có thể giám sát.
Bởi vậy, thách thức đặt ra trong thời gian tới
là làm thế nào để vừa đảm bảo cân đối ngân sách,
khống chế nợ công ở mức an toàn trong bối cảnh
nguồn thu tăng trưởng chậm và áp lực trả nợ gia
tăng, đồng thời vẫn có nguồn để tăng đầu tư cho
cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế?
Các giải pháp áp dụng
Trong thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều
giải pháp nhằm đối phó với tình trạng mất cân đối
về tài chính của NSNN, bao gồm cả các giải pháp
đảm bảo nguồn thu cũng như quản lý chi.
Về thu NSNN, công tác chống thất thu, xử lý nợ
đọng thuế đã và đang được thực hiện quyết liệt.
Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính ngắn hạn do
trong dài hạn nguồn thu sẽ tăng trưởng ngang bằng
với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Muốn thu nhiều
hơn, sẽ phải tăng thuế suất. Nhưng chính sách này
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời gây nên
những phản ứng không đồng tình trong xã hội. Do
vậy, cải cách chi, bao gồm chi thường xuyên, chi đầu
tư và chi trả nợ vẫn là giải pháp căn cơ hơn, mặc
dù cũng gặp rất nhiều trở ngại từ phía những đối
tượng thụ hưởng ngân sách.
Đối với chi đầu tư, Luật Đầu tư công được Quốc
hội thông qua năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2015
đã tạo ra khuôn khổ pháp lý, đề cao kỷ luật tài
chính, để hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, lãng
phí, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn
NSNN. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngăn chặn
tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong tương lai.
Còn trước mắt, các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản
trong quá khứ vẫn là bài toán đau đầu và cần thời
gian để từng bước xử lý.
Việc cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng huy
động TPCP với kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp
hơn cũng là giải pháp bắt buộc phải thực hiện.
Nhưng mặc dù yêu cầu giảm lãi suất là rất cấp
bách để giảm gánh nặng trả nợ cho NSNN, điều
này chỉ đạt được khi tỷ giá VND/USD được giữ ổn
định, từ đó giảm kỳ vọng phá giá VND và khiến
VND trở nên hấp dẫn hơn so với USD. Muốn vậy,
NHNN cần có định hướng rõ ràng cho thị trường
về mục tiêu ổn định tỷ giá cùng với các cam kết
can thiệp đáng tin cậy, nhất là trong bối cảnh thị
trường quốc tế có những biến động khó lường.
Với cán cân thanh toán luôn thặng dư trong những
năm gần đây, các nhu cầu về ngoại tệ cho nền
kinh tế thực (liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu
và đầu tư), về cơ bản, được đảm bảo. Việc ổn định
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...70
Powered by FlippingBook